• TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • SO SÁNH
    • So sánh bảo hiểm vật chất ô tô
    • So sánh bảo hiểm sức khỏe
    • So sánh bảo hiểm nhân thọ
  • ƯU ĐÃI
  • KIẾN THỨC
  • KẾT NỐI TƯ VẤN VIÊN
1900988965
Kiến thức Các câu hỏi thường gặp Giải thích thuật ngữ
Lưu ý khi so sánh các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Hướng dẫn sử dụng công cụ so sánh bảo hiểm tại Vbaohiem
Lưu ý khi so sánh sản phẩm bảo hiểm vật chất xe ô tô tại website Vbaohiem
Những mốc thời gian cần ghi nhớ trong bảo hiểm nhân thọ
Vì sao bảo hiểm nhân thọ mới xâm nhập được 10% dân số Việt Nam?
Top 10 Công ty bảo hiểm uy tín năm 2020
Những tiêu chí cần biết khi lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm
So sánh sản phẩm bảo hiểm hưu trí tự nguyện
So sánh các sản phẩm bảo hiểm cho trẻ sơ sinh trên thị trường
So sánh một số sản phẩm bảo hiểm ung thư trên thị trường
Con đường để trở thành tư vấn viên bảo hiểm đúng nghĩa
Lợi ích khi sử dụng công cụ kết nối tư vấn viên tại vbaohiem
So sánh BSH care và VBI care
So sánh Nâng bước con yêu (SUNLIFE) vs Bảo hiểm học vấn nâng cao (AIA)
So sánh Hành trình hạnh phúc (MANULIFE) vs Chủ động cuộc sống (PRUDENTIAL)
Quy định về thời gian chờ thai sản trong bảo hiểm sức khỏe
Phân biệt quyền lợi nội trú và quyền lợi ngoại trú trong bảo hiểm sức khỏe
Nên mua bảo hiểm qua ngân hàng hay đại lý?
Tổng hợp các bước khi tự lựa chọn sản phẩm bảo hiểm
Tất tật những điều cần biết về điều khoản loại trừ bảo hiểm nhân thọ
Đánh giá sản phẩm bảo hiểm Manulife- Điểm tựa đầu tư
SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
CÁC LOẠI CHI PHÍ TRONG SẢN PHẨM BẢO HIỂM ĐẦU TƯ
8 BƯỚC GIÚP KHÁCH HÀNG TỰ THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ DỄ DÀNG
Bạn có thực sự tin tưởng vào đại lý bảo hiểm của mình? 
Liệu khách hàng có được bảo hiểm nhân thọ, ngay cả khi bị bệnh?
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm nhân thọ
ĐÁNH GIÁ Phiên bản nâng cấp Thẻ chăm sóc sức khỏe DAIICHI LIFE
ÉP KHÁCH MUA BẢO HIỂM CÀNG KHIẾN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM MÉO MÓ
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ PRUDENTIAL
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ DAIICHI-LIFE
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ SUNLIFE
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ GENERALI
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ AIA
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ HANWHA LIFE
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHUBB LIFE
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ BẢO VIỆT
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ MB Ageas Life
TOP 5 SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỆNH UNG THƯ TỐT
SO SÁNH BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ NGÂN HÀNG
SO SÁNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
SO SÁNH ĐẠI LÝ BẢO HIỂM VÀ TƯ VẤN VIÊN
SO SÁNH BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM SỨC KHỎE
SO SÁNH BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ BẢO HIỂM SỨC KHỎE
SO SÁNH SẢN PHẨM BẢO HIỂM TRUYỀN THỐNG VÀ SẢN PHẨM BẢO HIỂM ĐẦU TƯ
BẢO HIỂM SỨC KHỎE KHÔNG KÈM NHÂN THỌ LÀ GÌ?
NÊN MUA BẢO HIỂM HAY GỬI TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG?
NHỮNG QUYỀN LỢI NÊN CÓ KHI MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY PRUDENTIAL
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY DAI-ICHI?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY AIA?
NÊN MUA BẢO HIỂM FRUDENTIAL HAY AIA?
NÊN MUA BẢO HIỂM AIA HAY DAIICHI?
NÊN MUA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY DAIICHI?
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ FWD
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ AVIVA
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ CATHY LIFE
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ FUBON
TẠI SAO LẠI LÀ CON?
TÌNH YÊU VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ NGÀY HÔM NAY CHÍNH LÀ TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA CON NGÀY MAI
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ PHÚ HƯNG
BẢO HIỂM NHÂN THỌ GIÚP BẠN BẢO VỆ NHỮNG KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI MỘT CÁCH TRỌN VẸN
CHA, CON TRAI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
CẢM ƠN CHA ĐÃ THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ ĐỂ GIÚP CON HIỆN THỰC HÓA ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH THẦY GIÁO
DÙ PHẢI HY SINH TẤT CẢ, CHA CŨNG SẼ ĐẢM BẢO MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP CHO CẢ GIA ĐÌNH
BẢO HIỂM NHÂN THỌ SẼ CÙNG MẸ BẢO VỆ CON ĐẾN KHI TRƯỞNG THÀNH
VỚI MẸ, YÊU THƯƠNG CON ĐẾN HẾT CUỘC ĐỜI NÀY CŨNG CHƯA BAO GIỜ LÀ ĐỦ
CHÁU CŨNG MUỐN ĐI HỌC
THƯƠNG THÔI CHƯA ĐỦ, HÃY THỂ HIỆN TÌNH YÊU. TRÁCH NHIỆM ĐẦY ĐỦ VỚI CON BẰNG MỘT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TRÁCH NHIỆM CỦA MỘT NGƯỜI CHA KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở VIỆC LO CHO CON CÓ CÁI ĂN, CÁI MẶC, ĐƯỢC ĐI HỌC BẰNG BẠN BẰNG BÈ HÀNG NGÀY
HÔM NAY TÔI ĐƯA CON ĐI VIỆN, NHẸ NHÀNG VÀ KIÊU HÃNH LẮM
MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHO CHỒNG THÔI CHƯA ĐỦ, HÃY MUA CHO CẢ VỢ NỮA
VỮNG VÀNG TƯƠNG LAI CHO CON KHI CHA MẸ CÓ LỰA CHỌN ĐÚNG HƯỚNG
ĐÁNH GIÁ BẢO HIỂM NHÂN THỌ BIDV METLIFE
TRÁI TIM CHO EM
VACXIN TRÁCH NHIỆM
NGƯỜI BẠN TRI KỶ
THẮP SÁNG TƯƠNG LAI
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY BẢO VIỆT?
HÃY TRAO ĐI YÊU THƯƠNG KHI CÒN CÓ THỂ
DÙ BẠN LÀ AI, BẠN AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO CŨNG CẦN ĐƯỢC BẢO VỆ
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 HÃY NGẪM VỀ TƯƠNG LAI CON CÁI VÀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
ĐỪNG NGHĨ KHÔNG CÓ TIỀN THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ. HÃY NGHĨ THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÌ NGHĨ SAU NÀY KHÔNG CÓ TIỀN
DẠY CON HIỂU VỀ CUỘC SỐNG VÀ TIỀN BẠC
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY FWD?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY HANWHA LIFE?
NGÀY CUỐI CÙNG CỦA NĂM 2020 XIN ĐƯỢC GỬI ĐÔI LỜI ĐẾN NHỮNG AI ĐÃ, SẮP VÀ CẢ ÁC CẢM VỚI BẢO HIỂM NHÂN THỌ
NGƯỜI THÔNG THÁI KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ TRỨNG CÙNG MỘT GIỎ
CUỘC ĐỜI NÀY NGẮN LẮM, HÃY LÀM NHỮNG ĐIỀU MÌNH THÍCH TỪ KHI CÒN TRẺ...
NẾU BẠN MUỐN CUỘC SỐNG KHẤM KHÁ, ĐỪNG BAO GIỜ ĐỂ TIỀN NẰM YÊN MỘT CHỖ
HỌC CÁCH TIÊU TIỀN THÔNG MINH NHƯ CÁC TỶ PHÚ ĐỂ NHANH CHÓNG THOÁT NGHÈO
NHÌN LẠI NĂM 2020 – KHÔNG BAO GIỜ THỎA HIỆP VÌ SỨC KHỎE LÀ QUÝ NHẤT
TRAO ĐI LƯƠNG THIỆN, NHẬN LẠI HẠNH PHÚC
HÃY THỰC SỰ BIẾT ƠN NGƯỜI CHO BẠN MƯỢN TIỀN
YÊU THƯƠNG, TRÂN QUÝ, HÃY TẶNG CHO NHAU SỨC KHỎE
THƯƠNG EM
CUỘC SỐNG, CẦN PHẢI BIẾT THỨ GÌ QUAN TRỌNG NHẤT
NGƯỜI HÙNG & TRÁCH NHIỆM
SỨC MẠNH CÀNG LỚN, TRÁCH NHIỆM CÀNG CAO
LÀ PHỤ NỮ, HÃY THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRƯỚC KHI LẬP GIA ĐÌNH
CHÚNG TA QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ NHANH NHẤT KHI NÀO?
ĐỂ CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP CHO CẢ GIA ĐÌNH
VỘI HAY KHÔNG CẦN VỘI
TỪ LỜI NÓI ĐẾN HÀNH ĐỘNG
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY SUNLIFE
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY CHUBBLIFE
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY AVIVA
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY AVIVA?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY BẢO VIỆT
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY FWD?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY HANWHA LIFE?
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU GẶP RỦI RO MÀ KHÔNG CÓ BẢO HIỂM NHÂN THỌ?
BẢO HIỂM NHÂN THỌ CŨNG GIỐNG NHƯ CHIẾC Ô (DÙ) TRONG CUỘC SỐNG CỦA BẠN
BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ VẬT ĐỠ TẢNG ĐÁ TÀI CHÍNH HỮU HIỆU KHI GẶP RỦI RO
VAY TIỀN để CHỮA BỆNH
NGẪM
NHÌN VÀ NGẪM VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ THEO TRÀO LƯU XƯA VÀ NAY
6 KIỂU NGƯỜI KHÔNG CẦN THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
BẠN CÓ BIẾT VÌ SAO BẢO HIỂM NHÂN THỌ THƯỜNG ĐƯỢC GẮN VỚI HÌNH ẢNH CHIẾC Ô KHÔNG?
THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ GIỐNG NHƯ BẠN ĐANG KINH DOANH NHƯNG CHỈ TOÀN NHẬN ĐƯỢC LÃI
MỌI LỨA TUỔI, MỌI TÌNH HUỐNG TRONG CUỘC ĐỜI ĐỀU CẦN ĐẾN BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TIẾT KIỆM BẰNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ: TIỆN, DỄ, ĐA LỢI ÍCH
THƠ VỀ BẢO HIỂM
NGẪM ... SUY CHO CÙNG, BẢO HIỂM NHÂN THỌ ĐÂU CÓ XẤU
KẾT HỢP THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ: LÁ CHẮN TÀI CHÍNH SIÊU MẠNH
Quyền lợi bảo hiểm nhân thọ của khách hàng luôn được đảm bảo trong các tình huống dưới đây cho dù khách hàng có gặp phải những sự cố từ bản thân hay từ tư vấn viên, từ công ty bảo hiểm thì quyền lợi vẫn được đảm bảo:
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY SUNLIFE?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY CHUBB LIFE?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY AVIVA VIỆT NAM?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM MANULIFE HAY GENERALI?
MỘT VỐN BỐN LỜI: BẢO HIỂM NHÂN THỌ CHỈ LẤY 1 THỨ NHƯNG TRẢ LẠI 4 THỨ
BẢO TOÀN VÀ GIA TĂNG TÀI SẢN TỪ BẢO HIỂM NHÂN THỌ, TẠI SAO KHÔNG?
THAM GIA BẢO HIỂM ĐỂ RÈN TÍNH TIẾT KIỆM CÓ KỶ LUẬT
GIỮ CHÂN NHÂN TÀI BẰNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ, TẠI SAO KHÔNG?
BẢO HIỂM NHÂN THỌ: LÂU DÀI ĐỔI LẤY LÂU DÀI
KHI VÀO VIỆN, BẢO HIỂM NHÂN THỌ GIÚP ĐƯỢC GÌ?
KHI VÀO VIỆN MÀ KHÔNG CÓ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
GIA ĐÌNH AN TÂM NHỮNG GÌ NẾU BẠN VÀO VIỆN MÀ CÓ BẢO HIỂM NHÂN THỌ?
BẢO HIỂM NHÂN THỌ - BẢO VỆ & GIA TĂNG TÀI SẢN
BẠN MUỐN MUA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM BỆNH HIỂM NGHÈO NHƯ THẾ NÀO?
MỖI NGƯỜI TƯ VẤN VIÊN BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ MỘT DOANH NHÂN
BÀI HỌC ĐẮT GIÁ DÀNH CHO 1 TƯ VẤN VIÊN NON NỚT KINH NGHIỆM
NHỮNG LỖI SAI VÔ TÌNH MẮC PHẢI KHIẾN TƯ VẤN VIÊN BẢO HIỂM KHÓ THUYẾT PHỤC KHÁCH HÀNG
LÀM NGHỀ TƯ VẤN BẢO HIỂM: NỤ CƯỜI CỦA KHÁCH HÀNG CHÍNH LÀ ĐỘNG LỰC GẮN BÓ
TÂM - TẦM - TÀI TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TƯ VẤN VIÊN ƠI, HÃY THƯƠNG LẤY NHAU CÙNG. TUY RẰNG KHÁC CÔNG TY NHƯNG CHUNG MỘT NGHỀ
CUỐI TUẦN TÂM TƯ VÊ NGHỀ TƯ VẤN (DÀNH TẶNG CHO CÁC TƯ VẤN VIÊN BẢO HIỂM)
NẾU THẤY TƯ VẤN VIÊN BẢO HIỂM NÓI CÁC CÂU SAU, TUYỆT ĐỐI KHÔNG KÝ HỢP ĐỒNG
THIÊN SỨ BÌNH AN
NÊN MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE HAY FUBON LIFE
NÊN MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE HAY PHÚ HƯNG?
NÊN MUA BẢO HIỂM MANULIFE HAY MB AGEAS LIFE?
NÊN MUA BẢO HIỂM MANULIFE HAY CATHAY LIFE?
NÊN MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE HAY BIDV METLIFE?
NÊN MUA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY GENERALI?
NÊN MUA BẢO HIỂM FRUDENTIAL HAY FUBON?
CHỊ CỨ YÊN TÂM, MUA ĐƯỢC HẾT, MỌI CHUYỆN ĐÃ CÓ EM LO
GIÁ NHƯ TÔI QUEN ĐỂ SỚM TƯ VẤN CHO EM MỘT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ...
Xót xa cảnh 5 đứa trẻ sống lay lắt sau khi cha mẹ bị tai nạn nguy kịch
Mỗi lần đọc chuyên mục Nhân Ái của báo Dantri lại là một niềm xót thươn
NHỮNG KHÁCH HÀNG CÓ NGUY CƠ CAO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN CHỌN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NÀO?
AIA ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN
CHÍ PHÈO NGOẠI TRUYỆN VÀ CÂU CHUYỆN VỀ SONG HÀNH Y TẾ
BÍ MẬT KHÁC BIỆT TRONG SẢN PHẨM BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA FWD
NHỮNG KHÁCH HÀNG KHÔNG HÚT THUỐC LÁ NÊN LỰA CHỌN AIA
"VITA - Đầu tư như ý" Duy nhất tại thị trường 4 lựa chọn STBH cùng 1 mức phí
HIỂM HỌA UNG THƯ VỚI SỨC KHỎE - NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI
Chú ngựa trong ngành bảo hiểm nhân thọ "MB Ageas life"!
PRUDENTIAL "LUÔN LUÔN LẮNG NGHE - LUÔN LUÔN THẤU HIỂU"!
"Phú Hưng life với sản phẩm Bệnh hiểm nghèo có mức chi trả tối đa 300% số tiền bảo hiểm - cao nhất thị trường
"CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG' CỦA MANULIFE
NỮ GIỚI THAM GIA BẢO HIỂM HÃY THAM GIA BẢO VIỆT
BẠN SẼ XỬ LÝ THẾ NÀO NẾU KHÁCH HÀNG TRẢ LỜI RẰNG CHƯA CÓ TIỀN THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Bạn nghĩ thời gian tham gia bảo hiểm nhân thọ dài, vậy bạn có muốn sức khỏe mình cũng dài như thế thế?
CÙNG LÀ GỬI TIẾT KIỆM, TẠI SAO KHÔNG CHỌN CÁCH TIẾT KIỆM CÓ LỢI NHẤT...
MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ SỚM, BƯỚC ĐI VỪA VỮNG VỪA THÔNG MINH
ĐỘC THÂN Ư, THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CÀNG CÓ LỢI...
BẠN HIỂU NHƯ THẾ NÀO MÀ LẠI NGHĨ BẢO HIỂM NHÂN THỌ LỪA ĐẢO?
CHINH PHỤC NGƯỜI GIÀU THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM DÀI TÔI SỢ KHÔNG THEO ĐƯỢC
TẠI SAO KHÔNG NÊN THAM GIA BHNT VỚI CHI PHI ÍT HƠN 10% VÀ LỚN HƠN 20%
HƯỚNG DẪN CÁCH ĐỌC MỘT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ.
QUYẾT ĐỊNH GIẤU VỢ THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN
SAI LẦM KHI NGĂN CẢN CHỒNG THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ CUỘC TRÒ CHUYỆN THỨC TỈNH TRONG BỆNH VIỆN
BẢO HIỂM NHÂN THỌ: NHANH 1 CHÚT: AN TÂM TRỌN ĐỜI, CHẬM 1 PHÚT: lỠ CẢ ĐỜI
MỘT SỐ NỖI OAN PHỔ BIẾN KHIẾN KHÁCH HÀNG NGHĨ BẢO HIỂM NHÂN THỌ LỪA ĐẢO
BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ BA CHỮ "KHÔNG" VÔ TÌNH ĐẦY HỐI HẬN
ĐỪNG BUỒN VÀ HỐI HẬN, HÃY THỨC TỈNH SỚM...
SUY NGHĨ MÒN VỀ BẢO HIỂM
NÊN MUA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY MB AGEAS LIFE?
NÊN MUA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY CATHAY LIFE?
THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ MUỘN: VỪA PHẢI TRẢ GIÁ, VỪA PHẢI TRẢ TIỀN NHIỀU HƠN
HÃY KIÊN ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ ĐẾN CÙNG DÙ CÓ BỊ PHẢN ĐỐI
BẢO HIỂM LỪA BẠN HAY BẠN LỪA BẢO HIỂM
KÝ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HAY KÝ GIẤY VAY NỢ NGÂN HÀNG
ĐỪNG BAO GIỜ PHỤ THUỘC
CẢM ƠN VÌ NGÀY ĐÓ...
TÔI ĐÃ CHIẾN THẮNG BỆNH UNG THƯ DỄ DÀNG NHỜ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
THƯ GỬI CHA YÊU
CHẲNG CẦN AI NHẮC, TÔI ĐÃ THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TỪ SỚM
GỬI ANH, CHỒNG CỦA EM, BỐ CỦA CÁC CON, NGƯỜI TRỤ CỘT CỦA GIA ĐÌNH...
LÁ THƯ GỬI MẸ TỪ TƯƠNG LAI
CON ƠI, BA LẠI TRỄ RỒI...
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM PRUDENTIAL HAY BIDV METLIFE?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM DAIICHI HAY SUNLIFE?
NÊN THAM GIA BẢO HIỂM DAIICHI HAY GENERALI?
CÁI GÌ CŨNG CẦN CÓ DỰ BỊ, BÓNG ĐÁ HAY BẢO HIỂM NHÂN THỌ ĐỀU CẦN
CÂY KHÔNG CÓ RỄ CHẮC SẼ RẤT KHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN MẠNH, NGƯỜI TRỤ CỘT KHÔNG CÓ BẢO HIỂM NHÂN THỌ SẼ RẤT KHÓ ĐẢM BẢO TƯƠNG LAI CHO CẢ GIA ĐÌNH
TẠI SAO BẠN NGỒI XE RA ĐƯỜNG PHẢI THẮT DÂY AN TOÀN NHƯNG RA ĐỜI LẠI KHÔNG CẦN BẢO HIỂM NHÂN THỌ?
BẢO HIỂM NHÂN THỌ GIỐNG NHƯ CHIẾC GIẾNG KHƠI GIỮA SA MẠC KHÔ CẰN, ĐẶC BIỆT KHI BẠN ĐANG KIỆT SỨC VÌ MỆT VÀ THIẾU NƯỚC...
BẢO HIỂM NHÂN THỌ GIỐNG NHƯ PIN DỰ PHÒNG KHI BẠN HẾT NĂNG LƯỢNG
BẢO HIỂM NHÂN THỌ - ÁO PHAO TÀI CHÍNH
THAM GIA BẢO HIỂM NHƯ CÁI SỐ LÙI

Phạm vi điều chỉnh Luật Kinh doanh BH? Khách hàng của công ty BH có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Kinh doanh BH không?

– Luật Kinh doanh BH có phạm vi điều chỉnh bao gồm các tổ chức và hoạt động kinh doanh BH (DNBH, DN Môi giới BH, đại lý BH) và các tổ chức cá nhân tham gia BH nhằm đảm bảo quyền nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp chính đáng của các đối tượng trên (Điều 1. Luật Kinh doanh BH quy định). – Người tham gia BH (Khách hàng) là một trong các đối tượng được điều chỉnh của Luật KDBH.

Người có nhu cầu BH có được mua BH của doanh nghiệp BH không hoạt động tại Việt Nam hay không?

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu BH chỉ được tham gia BH tại doanh nghiệp BH hoạt động ở Việt Nam

Quyền của DNBH khi thực hiện hợp đồng BH?

Quyền của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định cụ thể và đầy đủ thì quyền của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH. Điều 17 khoản 1 Luật KDBH quy định: Doanh nghiệp BH có quyền: a) Thu phí BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH; b) Yêu cầu bên mua BH cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng BH; c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH theo quy định: Doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH và thu phí BH đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng BH khi bên mua BH có một trong những hành vi sau đây (khoản 2 điều 19): + Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH để được trả tiền BH hoặc được bồi thường; + Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp BH theo quy định. Thông báo trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp BH. – Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH, dẫn đến tăng các rủi ro được BH thì doanh nghiệp BH có quyền tính lại phí BH cho thời gian còn lại của hợp đồng BH. Trong trường hợp bên mua BH không chấp nhận tăng phí BH thì doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua BH. – Trong trường hợp phí BH được đóng nhiều lần và bên mua BH đã đóng một hoặc một số lần phí BH nhưng không thể đóng được các khoản phí BH tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên mua BH không có quyền đòi lại khoản phí BH đã đóng nếu thời gian đã đóng phí BH dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. – Trong trường hợp người được BH không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng BH thì doanh nghiệp BH có quyền ấn định một thời hạn để người được BH thực hiện các biện pháp đó; nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện thì doanh nghiệp BH có quyền tăng phí BH hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH. d) Từ chối trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được BH trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm BH hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH; đ) Yêu cầu bên mua BH áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; e) Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền BH mà doanh nghiệp BH đã bồi thường cho người được BH do người thứ ba gây ra đối với tài sản và trách nhiệm dân sự; g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. "

Nghĩa vụ của DNBH khi thực hiện hợp đồng BH?

Nghĩa vụ của DNBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định cụ thể và đầy đủ, nghĩa vụ của DNBH được thực hiện theo Luật KDBH. Điều 17 khoản 2 Luật KDHB quy định: “a) Giải thích cho bên mua BH về các điều kiện, điều khoản BH; quyền, nghĩa vụ của bên mua BH; b) Cấp cho bên mua BH giấy chứng nhận BH, đơn BH ngay sau khi giao kết hợp đồng BH; c) Trả tiền BH kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH khi xảy ra sự kiện BH; d) Giải thích bằng văn bản lý do từ chối trả tiền BH hoặc từ chối bồi thường; đ) Phối hợp với bên mua BH để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm BH khi xảy ra sự kiện BH; e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.” Những nghĩa vụ trên của doanh nghiệp BH cũng tương ứng với quyền của khách hàng mua BH sẽ được trình bày sau này (tại câu hỏi 42).

Quyền lợi của người mua BH?

1. Người mua BH có các quyền quy định trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định thì xét xử theo Luật KDBH. Điều 18 khoản 1, Luật KDBH quy định một số quyền của người mua BH như sau: “a) Lựa chọn doanh nghiệp BH hoạt động tại Việt Nam để mua BH; b) Yêu cầu doanh nghiệp BH giải thích các điều kiện, điều khoản BH; cấp giấy chứng nhận BH hoặc đơn BH; c) Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH theo quy định là: – Trong trường hợp doanh nghiệp BH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH; doanh nghiệp BH phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua BH do việc cung cấp thông tin sai sự thật.(Khoản 3 điều 19) 2. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí BH, dẫn đến giảm các rủi ro được BH thì bên mua BH có quyền yêu cầu doanh nghiệp BH giảm phí BH cho thời gian còn lại của hợp đồng BH. Trong trường hợp doanh nghiệp BH không chấp nhận giảm phí BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH, nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp BH.(Khoản 1 điều 20) d) Yêu cầu doanh nghiệp BH trả tiền BH cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH khi xảy ra sự kiện BH; đ) Chuyển nhượng hợp đồng BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH hoặc theo quy định của pháp luật; e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Nghĩa vụ của người mua BH?

Người mua BH có các nghĩa vụ quy định trong HĐBH, nếu HĐBH không quy định thì xét xử theo Luật KDBH. Điều 18 khoản 2, Luật KDBH quy định các nghĩa vụ cơ bản của người mua BH như sau: “a) Đóng phí BH đầy đủ, theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng BH; b) Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng BH theo yêu cầu của doanh nghiệp BH; c) Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp BH trong quá trình thực hiện hợp đồng BH theo yêu cầu của doanh nghiệp BH; d) Thông báo cho doanh nghiệp BH về việc xảy ra sự kiện BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH; đ) Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ của DNBH với khách hàng tham gia BH?

Đây là trách nhiệm quan trọng của DNBH, thể hiện tính chính xác trung thực đầy đủ lời cam kết của mình. Điều 19 khoản 1 và khoản 3 Luật KDBH quy định: “Khi giao kết hợp đồng BH, doanh nghiệp BH có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng BH, giải thích các điều kiện, điều khoản BH cho bên mua BH; DNBH chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó.” “...Trong trường hợp doanh nghiệp BH cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH thì bên mua BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH; doanh nghiệp BH phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua BH do việc cung cấp thông tin sai sự thật.” Khi giao kết BH, doanh nghiệp BH đưa ra lời cam kết về điều kiện và phương thức bồi thường nên mọi thông tin đưa ra để cam kết phải là trung thực, rõ ràng. Đó là cơ sở để người tham gia BH lựa chọn có chấp nhận mua BH hay không."

Trách nhiệm cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ của khách hàng tham gia BH với DNBH

"Khách hàng mua BH phải cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ để DNBH đánh giá rủi ro, chấp nhận rủi ro, chấp nhận BH, tính phí BH cho phù hợp với những thông tin nhận được. Điều 19 khoản 1 và khoản 2 Luật KDHB quy định “Bên mua BH có trách nhiệm….” “…Doanh nghiệp BH có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua BH cung cấp.” “…2. Doanh nghiệp BH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng BH và thu phí BH đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng BH khi bên mua BH có một trong những hành vi sau đây: a) Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng BH để được trả tiền BH hoặc được bồi thường; b) Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp BH theo quy định: – Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp BH trong quá trình thực hiện hợp đồng BH theo yêu cầu của doanh nghiệp BH (Điểm c khoản 2 điều 18) Để giao kết BH, doanh nghiệp BH cần dựa trên cơ sở thông tin cần thiết yêu cầu khách hàng cung cấp khi đó đánh giá được rủi ro, xác định phí BH."

Bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia BH nếu xảy ra tranh chấp khi hợp đồng BH không được quy định rõ ràng?

"Điều khoản không rõ ràng là những điều khoản có thể được giải thích hoặc được hiểu bằng nhiều nghĩa khác nhau. Điều 21 Luật KDBH quy định: “Trong trường hợp hợp đồng BH có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua BH.” Vì HĐBH là hợp đồng mẫu (in sẵn) nên Bộ Luật Dân sự cũng quy định “Nếu trong hợp đồng này có những điều khoản, từ ngữ không rõ ràng thì sẽ được giải thích theo cách có lợi cho người mua BH” Đây là biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và làm cho doanh nghiệp BH phải thận trọng hơn trong năm soạn thảo hợp đồng BH, các mẫu giấy chứng nhận BH, giấy yêu cầu BH sao cho rõ ràng, mạch lạc, chính xác."

HĐBH chấm dứt khi nào?

"Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự, hợp đồng BH còn chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Bên mua BH không còn quyền lợi có thể được BH. 2. Bên mua BH không đóng đủ phí BH hoặc không đóng phí BH theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng BH, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 3. Bên mua BH không đóng đủ phí BH trong thời gian gia hạn đóng phí BH theo thỏa thuận trong hợp đồng BH."

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng BH chấm dứt?

Tùy theo mức độ vi phạm của các bên mà hậu quả pháp lý khi chấm dứt HĐBH được quy định khác nhau. Điều 24 Luật KDBH quy định: “1. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng BH theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) doanh nghiệp BH phải hoàn lại phí BH cho bên mua BH tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng BH mà bên mua BH đã đóng phí BH, sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng BH. 2. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng BH theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) bên mua BH vẫn phải đóng đủ phí BH đến thời điểm chấm dứt hợp đồng BH. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng BH con người. 3. Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng BH theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này (câu hỏi 49) doanh nghiệp BH vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được BH khi sự kiện BH xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua BH vẫn phải đóng phí BH cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng BH. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng BH con người. 4. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng BH trong các trường hợp khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Khi đối tượng được BH chuyển nhượng cho người khác thì khách hàng mua BH có thể chuyển nhượng hợp đồng BH cho người nhận chuyển nhượng đối tượng BH được không?

Việc chuyển nhượng và cách thức chuyển nhượng HĐBH được quy định cụ thể trong HĐBH. Tuy nhiên nếu HĐBH không quy định thì thực hiện theo Luật KDBH. Điều 26 Luật KDBH quy định: “…2. Việc chuyển nhượng hợp đồng BH chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua BH thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp BH về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp BH có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó, trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.” Việc chuyển nhượng hợp đồng BH là đương nhiên để đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng. Tuy nhiên với tài sản được chuyển nhượng là được người chủ mới khai thác sử dụng không đúng mục đích đã tham gia BH thì người chủ mới phải khai báo kịp thời cho doanh nghiệp BH."

Thời hạn yêu cầu DNBH trả tiền BH hoặc bồi thường?

Thời hạn yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường được quy định cụ thể trong HĐBH. Nếu HĐBH không quy định rõ ràng thì thực hiện theo Luật KDBH. Điều 28 Luật KDBH quy định: “1. Thời hạn yêu cầu trả tiền BH hoặc bồi thường theo hợp đồng BH là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện BH. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hạn yêu cầu trả tiền BH hoặc bồi thường. 2. Trong trường hợp bên mua BH chứng minh được rằng bên mua BH không biết thời điểm xảy ra sự kiện BH thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bên mua BH biết việc xảy ra sự kiện BH đó. 3. Trong trường hợp người thứ ba yêu cầu bên mua BH bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm BH theo thoả thuận trong hợp đồng BH thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người thứ ba yêu cầu.” Trong thời gian nói trên, người được BH phải làm đủ thủ tục để yêu cầu DNBH trả tiền hoặc bồi thường. Nếu quá hạn trên thì yêu cầu của người BH sẽ không được chấp nhận. Quy định thời hạn để khách hàng tham gia BH phải khẩn trương thực hiện quyền đòi bồi thường, đồng thời đảm bảo được tính thời sự, chính xác để doanh nghiệp BH có thể giám định xác định tổn thất."

Thời hạn DNBH phải trả tiền BH hoặc bồi thường?

"DNBH phải trả tiền hoặc bồi thường trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của người được BH yêu cầu bồi thường. Điều 29 Luật KDBH quy định: “Khi xảy ra sự kiện BH, doanh nghiệp BH phải trả tiền BH hoặc bồi thường theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng BH; trong trường hợp không có thoả thuận về thời hạn thì doanh nghiệp BH phải trả tiền BH hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền BH hoặc bồi thường.” Nếu quá thời hạn quy định trên DNBH không giải quyết sẽ phải trả thêm lãi theo lãi suất ngân hàng cho số tiền chậm trả đó. Thời hạn tối đa 15 ngày nói trên là quy định cho tất cả các hợp đồng BH. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng BH các doanh nghiệp BH chỉ có quyền đề ra thời hạn ngắn hơn 15 ngày hoặc bằng."

Thời hiệu khởi kiện liên quan đến hợp đồng BH?

"Khi không tán thành cách chi trả hoặc giải quyết bồi thường của DNBH, khách hàng được BH có thể thương lượng với DNBH để giải quyết. Nếu không giải quyết được có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài xét xử. Điều 30 Luật KDBH quy định rõ: “Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng BH là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.” Thời hiệu khởi kiện ghi trên các hợp đồng BH của doanh nghiệp BH soạn thảo sẵn tất nhiên không được nhỏ hơn 3 năm và nếu dài hơn 3 năm thì càng được khuyến khích. Quy định thời hiệu khiếu kiện để doanh nghiệp BH có điều kiện khôi phục, thu thập hồ sơ tài liệu trước đó liên quan đến khiếu kiện để giải trình trước cơ quan xét xử hoặc hoà giải."

Tách/nhập công ty BH ảnh hưởng gì đến quyền lợi BH của khách hàng hay không?

Việc tách/ nhập giữa các công ty BH không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của khách hàng. Pháp luật kinh doanh BH Việt Nam quy định chặt chẽ về việc này nhằm bảo vệ quyền lợi của BMBH/ NĐBH.

Quyền lợi của khách hàng mua BH khi DNBH không tồn tại do chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc lâm vào tình trạng có nguy cơ mất khả năng thanh toán

Bộ Tài chính là cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát và phê duyệt các trường hợp DNBH không tồn tại do chia tách, hợp nhất, sáp nhập trong đó ưu tiên đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tham gia BH rồi mới cấp phép hình thành DNBH mới (do chia tách sáp nhập hoặc hợp nhất) hoặc giải thể DNBH cũ. Trường hợp DNBH lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì Bộ Tài chính với tư cách là cơ quan giám sát và quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh BH sẽ đứng ra giải quyết nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người tham gia BH. Điều 74 Luật KDBH quy định: “1. Việc chuyển giao toàn bộ hợp đồng BH của một hoặc một số nghiệp vụ BH giữa các doanh nghiệp BH được thực hiện trong những trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp BH có nguy cơ mất khả năng thanh toán; b) Doanh nghiệp BH chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể; c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp BH. 2. Trong trường hợp doanh nghiệp BH có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng BH cho doanh nghiệp BH khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp BH nhận chuyển giao. ” Những quy định trên nhằm đảm bảo cho khách hàng giữ nguyên quyền và lợi ích theo hợp đồng BH đã ký kết."

Lưu ý khi kí kết hợp đồng BH thông qua ngân hàng

Khi ký kết hợp đồng BH thông qua ngân hàng, khách hàng cần nắm được những thông tin sau: - Gói BH mình kí kết thuộc công ty BH nào? - Ghi lại thông tin của TVV là nhân viên ngân hàng : Tên, chi nhánh , bộ phận - Ghi lại những nội dung mà TVV đã tư vấn và yêu cầu TVV đó ký xác nhận - Trong một số t.h cần thu âm, quay clip lại để làm bằng chứng về việc tư vấn đó - Nắm được các quy định về giải quyết khiếu nại, bồi thường , nhắc đóng phí, và phục vụ hợp đồng nếu TVV là nhân viên ngân hàng chuyển bộ phận hoặc hãng BH không liên kết với ngân hàng đó nữa. Lưu ý: Khách hàng nên chủ động tìm hiểu, đối chiếu quyền lợi do TVV là nhân viên ngân hàng tư vấn và điều khoản ghi trong bộ hợp đồng và đọc hiểu kỹ bộ hợp đồng trong 21 ngày tự do xem xét. "

Khi kí kết hợp đồng BH, có cần người thứ 3 làm chứng? Có cần báo với người nhà về sự kí kết này hay không?

Trong quá trình kí kết hợp đồng BH, nếu có thể, hãy đề nghị người thứ 3 là người có chuyên môn, hiểu biết về BH, như nhà tư vấn độc lập, luật sư...tham gia chứng kiến, làm chứng về quá trình ký kết. Nên báo cho người nhà biết về việc giao kết hợp đồng BH này, hướng dẫn người nhà cũng hiểu sơ bộ về quyền lợi và thủ tục pháp lý của hợp đồng, cũng như số điện thoại của công ty BH và TVV phục vụ hợp đồng , để đề phòng những t.h đột xuất rủi ro xảy ra.

Hình thức bồi thường trong bảo hiểm tài sản?

"Tài sản bị tổn thất có thể có nhiều cách khôi phục lại tài sản đó bằng cách sữa chữa phần hư hại, thay thế bằng tài sản tương đương, trong đó có thể DNBH làm những việc trên hoặc người được BH đứng ra làm và được DNBH thanh toán lại các chi phí đã bỏ ra khi được DNBH chấp thuận. Điều 47 Luật KDBH quy định: “1. Bên mua BH và doanh nghiệp BH có thể thoả thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây: a) Sửa chữa tài sản bị thiệt hại; b) Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác; c) Trả tiền bồi thường. 2. Trong trường hợp doanh nghiệp BH và bên mua BH không thoả thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền. 3. Trong trường hợp bồi thường theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp BH có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại sau khi đã thay thế hoặc bồi thường toàn bộ theo giá thị trường của tài sản.”"

Khi nào thì hợp đồng bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực?

Hợp đồng bảo hiểm sẽ bắt đầu có hiệu lực vào 0.00 giờ ngày hiệu lực được thể hiện trên giấy chứng nhận bảo hiểm, miễn là bạn phải thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.

Thời gian mua bảo hiểm tối thiểu là bao lâu?

Thời hạn chuẩn của sản phẩm bảo hiểm này là 1 năm và sẽ được tái tục hàng năm theo chính sách của công ty bảo hiểm. Nếu mua ngắn hạn ( ít hơn 1 năm) thì bạn phải trả phí ngắn hạn.

Tôi có cần kiểm tra sức khỏe khi tham gia không?

Khách hàng không cần phải trải qua bất kỳ một cuộc kiểm tra sức khỏe nào trừ một số trường hợp đặc biệt khi Công ty Bảo hiểm yêu cầu cung cấp thêm thông tin về tình trạng sức khỏe phục vụ cho công tác cấp đơn một cách hợp lý.

Độ tuổi tham gia bảo hiểm là bao nhiêu ?

Hầu hết các công ty bảo hiểm sẽ áp dụng cho độ tuổi phổ biến là từ 1 đến 60 tuổi. Tuy nhiên một số công ty bảo hiểm có thể áp dụng cho độ tuổi trẻ sơ sinh ( dưới 1 tuổi) hoặc áp dụng cho nhóm khách hàng trên 60-65 tuổi, có khả năng tái tục tới 72 tuổi.

Thời gian chờ trong bảo hiểm sức khỏe là gì ?

"Trong các hợp đồng bảo hiểm sức khỏe sẽ áp dụng khoảng thời gian chờ cho những quyền lợi cụ thể, trong thời gian này thì các quyền lợi bảo hiểm nếu phát sinh sẽ không được bồi thường, thông thường thời gian chờ tiêu chuẩn sẽ là: + 0 ngày đối với tai nạn + 30 ngày đối với bệnh thông thường + 365 ngày đối với bệnh đặc biệt và có sẵn + 270 ngày đối với quyền lợi thai sản ( sinh đẻ) Tùy theo nhà bảo hiểm mà quyền lợi này sẽ có thể điều chỉnh."

Sau khi tham gia, tôi có thể thay đổi quyền lợi bảo hiểm không ?

Chương trình bảo hiểm là 1 năm và bạn không thể thay đổi được quyền lợi trong suốt thời gian này.

Tôi có thể hủy hợp đồng bảo hiểm trước khi hết hạn được không ?

Nếu trước ngày hết hạn hợp đồng mà bạn muốn hủy đơn bảo hiểm thì phải điền vào đơn bảo hiểm để gửi cho công ty bảo hiểm. Tùy theo công ty bảo hiểm mà sẽ có chính sách hoàn phí cho những trường hợp chưa phát sinh bồi thường

Tôi có thể chọn bất kỳ bệnh viện nào để khám chữa bệnh không?

"Khách hàng có thể lựa chọn bất kỳ bệnh viện, phòng khám nào mà Khách hàng muốn khám chữa bệnh với điều kiện bệnh viện/phòng khám đó được phép hoạt động và điều trị hợp pháp và có thể cung cấp hóa đơn/chứng từ tài chính hợp lệ. Trường hợp sử dụng bảo lãnh viện phí bạn cần kiểm tra xem bệnh viện/ phòng khám có thuộc Hệ thống bệnh viện bảo lãnh không ? Và quyền lợi bảo hiểm có được áp dụng bảo lãnh không ? "

Bảo lãnh viện phí là gì ? Khi nào cần thẻ bảo lãnh viện phí

"Nhiều bệnh viện và phòng khám đã liên kết với các công ty bảo hiểm giúp khách hàng thanh toán viện phí ngay tại bệnh viện nhằm rút ngắn thời gian và công sức cho khách hang thông qua hình thức bảo lãnh viện phí. Sử dụng dịch vụ bảo lãnh viện phí còn giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính trong quá trình khám và điều trị bệnh, đặc biệt trong những trường hợp chi phí lớn. Khách hàng chỉ phải thanh toán các chi phí y tế không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc vượt quá hạn mức trách nhiệm bảo hiểm, còn lại là do bên công ty bảo hiểm chi trả. Để được bảo lãnh, bạn cần xuất trình thẻ bảo lãnh viện phí và giấy tờ tùy thân (CMND, hộ chiếu hoặc giấy khai sinh đối với trẻ em) trước khi sử dụng dịch vụ y tế"

Tôi có thể yêu cầu bồi thường chi phí phẫu thuật trong trường hợp chi phí này đã được công ty hoặc hợp đồng bảo hiểm khác thanh toán không?

Do đơn bảo hiểm này dựa trên cơ sở bồi hoàn, do đó, nếu như Khách hàng đã nhận được bồi hoàn toàn bộ số chi phí mà Khách hàng bỏ ra thì Khách hàng sẽ không được bồi hoàn thêm một lần nữa (ngoại trừ quyền lợi Trợ cấp nằm viện).

Khi yêu cầu bồi thường bảo hiểm, tôi phải nộp chứng từ bằng bản chính hay bản sao?

"Các chứng từ tài chính như hóa đơn, biên lai, phiếu thu của bệnh viện/phòng khám/nhà thuốc thì Khách hàng phải nộp bản chính. Các chứng từ y tế như chẩn đoán bệnh của bác sỹ điều trị và các giấy tờ liên quan như toa thuốc, kết quả xét nghiệm, báo cáo y tế, giấy nhập/xuất viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, sổ khám bệnh… Khách hàng có thể nộp bản sao. "

Liệu có thể đòi bồi thường kết hợp với bảo hiểm y tế hay đơn bảo hiểm sức khoẻ khác không ?

Hoàn toàn kết hợp được. Đối với các quyền lợi tử vong bạn có thể đòi theo các đơn khác nhau. Đối với quyền lợi khám chữa bệnh luôn đảm bảo chi phí đó chỉ được thanh toán 1 lần theo hạn mức đơn bảo hiểm.

Tôi chơi bóng đá với đồng nghiệp, bị gãy chân, phải nằm viện điều trị. Liệu có được thanh toán quyền lợi điều trị nội trú không?

Nếu bạn tham gia thể thao với tính chất giải trí, không phải tham gia các giải đấu chuyên nghiệp, thì vẫn được xem xét thanh toán. Bạn cần gửi hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm để có phản hồi cụ thể.

Tôi cảm thấy sức khỏe bất thường nên đi khám và làm một số xét nghiệm. Kết quả khám bình thường, vậy có được thanh toán không?

Bạn sẽ được chi trả quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp điều trị bệnh hoặc thương tích. Kết quả chẩn đoán, toa thuốc và thuốc điều trị được bác sĩ kê là một trong những cơ sở để xem xét chi trả. Nếu kết quả khám và xét nghiệm bình thường, sẽ không được thanh toán vì không thuộc phạm vi bảo hiểm.

Tôi khám sức khỏe định kỳ, qua các xét nghiệm phát hiện tôi có bệnh. Vậy có được thanh toán chi phí khám định kỳ và chi phí điều trị bệnh không?

DNBH sẽ xem xét thanh toán chi phí điều trị bệnh, nhưng không chi trả cho chi phí khám sức khỏe định kỳ vì thuộc điều khoản loại trừ. Trường hợp kết quả xét nghiệm bất thường, cần phải chữa bệnh tại cơ sở y tế thì sẽ được thanh toán chi phí điều trị.

Khi nào tôi được sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà?

Khi có chỉ định của bác sĩ và điều này cần thiết về mặt y khoa, được thực hiện trong vòng 30 ngày sau khi xuất viện. Quyền lợi này không áp dụng cho trường hợp xuất viện sau sinh.

Khái quát về BH xe cơ giới

"1. Khái niệm - Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. - BH xe cơ giới là cụm từ được sử dụng để gọi chung các gói BH dành cho các loại xe trên.(Khoản 3 Điều 3 NĐ 103/2008/NĐ-CP BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008.) 2. Đối tượng BH - Bản thân chiếc xe. - TNDS đối với thiệt hại về người và tài sản của người thứ ba và hành khách trên xe; TNDS đối với hàng hoá vận chuyển trên xe. - Lái, phụ xe và người ngồi trên xe. 3. Người được BH - Chủ xe/chủ sở hữu chiếc xe - Người được chủ xe cho phép chiếm hữu, sử dụng - Ngân hàng cho vay, Công ty cho thuê tài chính,.. 4. Giá trị BH - Là giá thị trường của tài sản được BH tại thời điểm xác định giá trị (Khi giao kết hợp đồng; Khi xảy ra sự kiện BH) 5. Số tiền BH/ Mức trách nhiệm BH - Số tiền BH là số tiền mà bên mua BH yêu cầu BH cho tài sản đó (điều 41 Luật Kinh doanh BH). - Mức trách nhiệm BH là số tiền tối đa mà DNBH phải trả cho Người được BH trong một sự kiện BH hoặc trong cả thời gian BH theo thoả thuận trọng HĐBH.(điều 41 Luật Kinh doanh BH). 6. Mức khấu trừ - Là khoản tiền Người được BH phải tự gánh chịu khi xảy ra sự kiện BH. Bao gồm mức miễn thường có khấu trừ và mức miễn thường không khấu trừ - Áp dụng đối với BH vật chất xe và BH TNDS của chủ xe đối với hàng hoá trên xe. 7. Chủ xe cơ giới Là tổ chức, cá nhân là chủ sử hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.(Khoản 2 Điều 3 NĐ 103/2008/NĐ-CP BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008.) 8. Bên thứ ba; Hành khách - Bên thứ ba là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ: Lái, phụ xe; hành khách trên chính chiếc xe đó; chủ xe trừ trường hợp đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó. - Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền. (Khoản 5 Điều 3 NĐ 103/2008/NĐ-CP BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới ngày 16/9/2008.)"

Đối tượng; phạm vi áp dụng quy định BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới?

DNBH, chủ xe cơ giới (kể cả chủ xe là người nước ngoài) sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện chế độ BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Chủ xe có quyền thỏa thuận hợp đồng BH khi tham gia các loại BH bắt buộc không ?

Đối với các loại BH bắt buộc, pháp luật về BH có đưa ra một số quy định thống nhất đối với các điều khoản cơ bản của hợp đồng BH như: mức trách nhiệm tối thiểu và mức phí tương ứng, các loại trừ BH cơ bản…Bên cạnh các quy định thống nhất chung đó, các DNBH có thể đưa thêm các quy định riêng trong sản phẩm BH của mình. Ví dụ: các mức trách nhiệm BH tự nguyện. Như vậy, tính bắt buộc không đồng nghĩa với việc các chủ xe phải bắt buộc tham gia BH tại một DNBH nhất định và chấp nhận tất cả các quy định mà DNBH đó đưa ra. Chủ xe cần xuất phát từ nhu cầu BH của mình để thỏa thuận với DNBH đối với một số nội dung của hợp đồng BH như là mua BH với mức trách nhiệm cao hơn mức trách nhiệm bắt buộc và mức phí BH tương ứng.

DNBH kinh doanh BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo An toàn giao thông?

"DNBH được phép KDBH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có trách nhiệm trích tối thiểu 1% doanh thu phí BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực thu hàng năm để đóng góp vào Quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông đường bộ do Hiệp hội BH Việt Nam quản lý và sử dụng. Quỹ được sử dụng cho các mục đích sau: a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế tai nạn giao thông đường bộ; c) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xây dựng các biển cảnh báo giao thông, đường lánh nạn và các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng BH; d) Hỗ trợ bồi thường nhân đạo những thiệt hại đã xảy ra cho người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe do việc sử dụng xe cơ giới gây ra trong những trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe không tham gia BH; đ) Các nội dung khác nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ."

Để đảm bảo quyền lợi BH thì chủ xe, lái xe có trách nhiệm gì khi tham gia BH bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới?

"1. Khi yêu cầu BH, chủ xe cơ giới phải thông báo đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận BH; 2. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới phải có trách nhiệm: 2.1. Tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn, đồng thời báo ngay cho DNBH để phối hợp giải quyết và thông báo cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất; 2.2. Trong vòng 5 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ khi có lý do chính đáng), chủ xe cơ giới phải gửi cho DNBH thông báo tai nạn theo quy định 2.3. Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của DNBH, trừ trường hợp làm như vậy là cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; 2.4. Bảo lưu quyền khiếu nại và chuyển quyền đòi bồi thường cho DNBH trong phạm vi số tiền mà DNBH đã bồi thường kèm theo toàn bộ chứng từ cần thiết có liên quan. 3. Chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới phải trung thực trong việc thu thập và cung cấp các tài liệu, chứng từ trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho DNBH trong quá trình xác minh các tài liệu, chứng từ đó. 4. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng xe, chủ xe cơ giới phải thông báo ngay cho DNBH biết để điều chỉnh phí BH cho phù hợp. Chủ xe cơ giới và/hoặc lái xe cơ giới không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định trên thì DNBH có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe cơ giới và/ hoặc lái xe cơ giới gây ra."

Loại trừ BH trong BH bắt buộc TNDS Chủ xe cơ giới bao gồm những trường hợp nào?

"DNBH không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra trong các trường hợp sau: Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe và/hoặc lái xe, hoặc của người bị thiệt hại; Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe và/hoặc lái xe cơ giới Lái xe không có giấy phép lái xe hợp lệ đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có giấy phép lái xe; Thiệt hại có tính chất gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại; Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn; Chiến tranh và các nguyên nhân tương tự như chiến tranh; Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt."

Hành động cố ý gây thiệt hại là gì?

Là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường trong BH bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới bao gồm các tài liệu gì?

"Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các tài liệu sau: 1. Các tài liệu chủ xe cơ giới có trách nhiệm thu thập và cung cấp: Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 23/2007/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Hồ sơ liên quan đến xe và lái xe; Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người như giấy chứng thương của nạn nhân giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, giấy chứng tử của nạn nhân; Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về tài sản như hoá đơn sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn; các giấy tờ chứng minh các chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện chỉ dẫn của DNBH. 2. Các tài liệu DNBH có trách nhiệm thu thập: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn; Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; Trong trường hợp không thể thu thập đầy đủ các tài liệu nêu trên, việc bồi thường sẽ căn cứ vào Biên bản giám định của DNBH hoặc kết luận của giám định viên kỹ thuật chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 10 của Quy tắc BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới . 3. Các tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 phải là bản chính. Trong trường hợp không thể có bản chính, DNBH có trách nhiệm xác minh, đối chiếu với bản chính."

Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường trong BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định như thế nào ?

1. Thời hạn - Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. - Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. 2. Thời hiệu khởi kiện - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. 3. Quy tắc BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quyđịnh: - Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới: một (01) năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. - Thời hạn thanh toán bồi thường của DNBH: mười lăm (15) ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường đầy đủ và hợp lệ và không quá ba mươi (30) ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. - Trường hợp từ chối bồi thường, DNBH phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường BH. - Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường BH: ba (03) năm kể từ ngày DNBH thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị. Trường hợp bên thứ ba hoặc hành khách vận chuyển theo hợp đồng bị thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới đã tham gia BH gây ra khiếu nại trực tiếp đòi DNBH đó bồi thường, DNBH có trách nhiệm liên hệ với chủ xe cơ giới để giải quyết bồi thường theo đúng các quy định. Tuy nhiên, nếu DNBH chưa kịp thời thu thập được tài liệu do phía cơ quan Công an cung cấp thì DNBH phải có thông báo cho người yêu cầu bồi thường biết khó khăn để kéo dài thêm thời hạn giải quyết bồi thường

Thời hạn BH là gì?

Là thời hạn có hiệu lực của hợp đồng BH, Công ty BH có trách nhiệm chi trả cho người được BH khi có tổn thất xảy ra nếu thời điểm hợp đồng BH còn hiệu lực. Ngày bắt đầu và ngày kết thúc của thời hạn BH được ghi trên giấy chứng nhận BH.

Hiện nay các chủ xe phải mua BH bắt buộc TNDS với mức trách nhiệm là bao nhiêu?

"Mức trách nhiệm BH bắt buộc tối thiểu quy định như sau: A. TNDS của chủ xe mô tô a. Với người: 100 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách) b. Với tài sản: 50 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba) B. TNDS của chủ xe ô tô a. Với người: 100 triệu đồng/người (đối với người thứ ba và hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách) b. Với tài sản: 100 triệu đồng/vụ (đối với người thứ ba) Bên cạnh mức trách nhiệm tối thiểu đó các chủ xe cũng có thể tự nguyện thỏa thuận tham gia BH với mức trách nhiệm cao hơn (mức trách nhiệm tự nguyện) mà các DNBH chủ động đưa ra để khách hàng lựa chọn."

Phí BH BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được tính như thế nào?

"Nói chung: phí BH được tính theo biểu phí BH. Biểu phí BH của doanh nghiệp BH bao gồm các mức phí BH phân biệt nhiều tiêu thức cơ bản sau: Loại xe Loại mức trách nhiệm Thời hạn BH Riêng với BH bắt buộc TNDS và chủ xe chỉ tham gia BH ở mức trách nhiệm bắt buộc tối thiểu"

Khi xảy ra tai nạn thuộc phạm vi BH của BH bắt buộc TNDS chủ xe thì DNBH có trách nhiệm bồi thường đối với những loại thiệt hại nào?

Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới: "Điều 9. Mức trách nhiệm bảo hiểm Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Cụ thể như sau: 1. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn. 2. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn. 3. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn."

Trong các loại hình BH ô tô, loại hình BH nào là loại hình bắt buộc?

BH TNDS đối với người thứ ba và BH TNDS của chủ xe đối với hành khách trên xe (trường hợp KDVT) là 2 loại hình BH bắt buộc mà chủ xe ô tô tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam phải tham gia theo thông tư 22/2016/TT-BTC của bộ tài chính

BH TNDS bắt buộc là gì?

"BH bắt buộc là loại BH do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân phải tham gia BH, điều kiện, mức phí BH, số tiền BH tối thiểu mà bên mua BH và Doanh nghiệp BH có nghĩa vụ thực hiện. BH bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại BH nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Tùy từng loại BH bắt buộc sẽ có mức trách nhiệm bắt buộc theo quy định."

Thời hạn BH áp dụng đối với BH TNDS Bắt buộc

"Đối với sản phẩm BH bắt buộc thì thời hạn là 1 năm, trường hợp mua BH bắt buộc thời hạn dưới 1 năm chỉ được phép trong các điều kiện sau: a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm; b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm; c) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm: - Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác; - Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước; - Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước); - Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng; - Ô tô sát hạch; - Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam; - Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng; - Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an; - Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật"

Bộ hợp đồng bảo hiểm ô tô bao gồm những gì?

"Bộ hợp đồng BH ô tô bao gồm: ▪ Quy tắc BH ô tô: Quy định quyền lợi và trách nhiệm của chủ xe và DNBH, được cấp nếu khách hàng yêu cầu ▪ Giấy yêu cầu BH: Để chủ xe kê khai các thông tin tham gia BH làm cơ sở để tính phí BH và xác nhận yêu cầu mua BH của chủ xe. ▪ Giấy chứng nhận BH: Được DNBH cấp cho chủ xe, là bằng chứng kí kết hợp đồng BH. ▪ Các điều khoản bổ sung cho hợp đồng: là những điều khoản được thảo thuận bổ sung nếu chủ xe yêu cầu ▪ Các thỏa thuận khác được lập thành văn bản giữa chủ xe và DNBH."

Khi tham gia BH tôi chỉ được cấp 01 giấy chứng nhận BH ngoài ra không có giấy tờ gì hết như vậy đã đủ chưa?

"Khi tham gia BH Quý khách sẽ được cấp một Giấy chứng nhận BH và hóa đơn thu phí BH. Giấy chứng nhận BH ô tô chính là bằng chứng ký kết hợp đồng BH giữa quý khách với DNBH và nó được điều chỉnh bởi Quy tắc BH ô tô của DNBH đó (Quý khách có thể yêu cầu người bán BH cung cấp Quy tắc BH). Hóa đơn thu phí BH ghi nhận quý khách đã đóng phí BH theo thỏa thuận. GCNBH TNDS bắt buộc còn là giấy tờ mà chủ xe luôn phải mang theo khi tham gia giao thông để xuất trình cho Cảnh sát giao thông khi được yêu cầu."

Thanh toán phí BH TNDS bắt buộc có cho phép chuyển khoản sau khi ký hợp đồng không?

Theo quy định của Bộ Tài Chính (Điều 6 Thông tư 22/2016/TT-BTC): "3. Việc thanh toán phí bảo hiểm hoặc cam kết thanh toán phí bảo hiểm được thực hiện như sau: a) Trường hợp phí bảo hiểm dưới 50 triệu đồng: Chủ xe cơ giới thanh toán 01 lần tại thời Điểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. b) Trường hợp phí bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: Chủ xe cơ giới thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán 01 lần, thời hạn thanh toán không quá 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. c) Trường hợp phí bảo hiểm từ 100 triệu đồng trở lên: Chủ xe cơ giới thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp bảo hiểm việc thanh toán phí bảo hiểm như sau: - Lần 1: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm; - Lần 2: Thanh toán 50% phí bảo hiểm còn lại trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. d) Việc thanh toán phí bảo hiểm phải được xác nhận bằng một trong các hình thức sau: Biên lai thu phí bảo hiểm; hóa đơn thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm; xác nhận thanh toán phí bảo hiểm của chủ xe cơ giới trên Giấy chứng nhận bảo hiểm (đối với trường hợp chủ xe cơ giới đã thanh toán phí bảo hiểm đầy đủ); các hình thức chứng từ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật."

Xin cho biết quyền lợi BH trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô? Cho biết về những điểm loại trừ?

"Quyền lợi BH TNDS chủ xe ô tô BH sẽ bồi thường cho chủ xe những thiệt hại sau : 1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra. 2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra. Những phạm vi loại trừ : - Hành động cố ý gây thiệt hại của người bị thiệt hại. - Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy - Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ - Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp. - Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn. - Chiến tranh, khủng bố, động đất. - Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt."

BH TNDS tự nguyện là gì?

BH TNDS tự nguyện được hiểu được hiểm là phần BH tự nguyện tăng thêm sau khi đã mua BH TNDS bắt buộc. Tuỳ thuộc vào mức trách nhiệm tăng thêm khi mua, Người mua BH sẽ được đền bù phần thiệt hại khi gây ra cho người thứ 3 và bên thứ 3.

Trường hợp Cơ quan Công an, chính quyền địa phương không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn thì giải quyết như thế nào?

Trường hợp Cơ quan Công an, chính quyền địa phương không có mặt tại nơi xảy ra tai nạn thì DNBH cùng với chủ xe hoặc lái xe tiến hành giám định hiện trường, giám định tổn thất, thiệt hại hoặc mời cơ quan giám định độc lập để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại, kết hợp lấy lời khai nhân chứng để lập hồ sơ giải quyết bồi thường.

Tham gia BH BH TNDS chủ xe dài hạn thì có được giảm phí BH không?

"Thời hạn BH Mức phí áp dụng (% phí BH năm) Trên 12 đến 15 tháng 124 % Trên 15 đến 18 tháng 144 % Trên 18 đến 21 tháng 152 % Trên 21 đến 24 tháng 160 % Trên 24 đến 30 tháng 208 % Trên 30 đến 36 tháng 240 % ( Phí BH trên đây chưa bao gồm 10% thuế Giá trị gia tăng)"

Đối với vảo hiểm TNDS tại sao gọi là người thứ ba? Người thứ nhất và người thứ hai là ai?

"Trong BH TNDS, “Người thứ ba” hay “Bên thứ ba” ở đây là cách gọi theo chuyên môn BH được định nghĩa là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra trừ những người sau: - Lái xe, phụ xe và những người khác ngồi trên chính chiếc xe đó. - Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao quyền chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó cho tổ chức hay cá nhân khác. Còn về khái niệm “người thứ nhất” và “Người thứ hai” có thể hiểu chung: “Người thứ nhất” là DNBH – Bên cung cấp dịch vụ BH. “Người thứ hai” là Chính Khách hàng - Người tham gia BH"

BH ô tô của tôi gồm những loại gì?

"Có thể chia thành 5 loại hình BH cho xe ô tô bao gồm: ▪ BH vật chất xe, bao gồm BH vật chất toàn bộ xe hoặc chỉ BH thân vỏ ▪ BH tai nạn con người theo chỗ ngồi trên xe. ▪ BH TNDS đối với bên thứ 3, bao gồm BH TNDS bắt buộc và BH TNDS tự nguyện với mức tăng thêm trên 50trđ/vụ. ▪ BH TNDS bắt buộc của chủ xe đối với hành khách trên xe (trường hợp nếu xe có kinh doanh vận tải hành khách). ▪ BH TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe (trường hợp nếu xe có kinh doanh vận tải hàng hóa). Ngoài ra các DNBH còn cung cấp các sản phẩm, điều khoản mở rộng tuy theo yêu cầu của KH."

Hợp đồng BH nhiều xe đang có hiệu lực, khi phát sinh thêm xe mới có được bán BH theo thời hạn của hợp đồng đang còn hiệu lực không (kể cả BH TNDS)

"Đối với các sản phẩm BH tự nguyện DNBH sẵn sàng cấp đơn cho những xe mới phát sinh theo các điều kiện BH và thời gian hiệu lực theo đúng hợp đồng BH nhiều xe đã cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho KH tham gia. Đối với các sản phẩm BH tự nguyện DNBH sẵn sàng cấp đơn cho những xe mới phát sinh theo các điều kiện BH và thời gian hiệu lực theo đúng hợp đồng BH nhiều xe đã cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho KH tham gia."

Tôi mua xe ô tô chưa làm thủ tục sang tên, muốn mua BH thì làm thế nào? Xe tôi chưa sang tên khi tôi tham gia BH tôi muốn ghi tên của tôi vào giấy chứng nhận BH được không?

"Khách hàng có thể mua BH như bình thường, tuy nhiên trên giấy CNBH phải ghi tên chủ xe giống như trên giấy đăng kí xe. Theo quy định thì khi mua bán xe, chủ xe mới phải kê khai làm các thủ tục sang tên đổi chủ. Trong trường hợp Chủ xe chưa kịp sang tên thì vẫn có thể tham gia BH cho xe ô tô, KH vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi BH nhưng mục chủ xe vẫn phải ghi tên chủ xe cũ, khi tổn thất xảy ra Công ty BH vẫn sẽ BT cho Chủ xe mới. Chủ xe mới cần chứng minh được việc sở hữu hợp lệ chiếc xe ô tô đó."

Khi mua BH cần các thủ tục giấy tờ gì? Trình tự thế nào?

"Giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm: Đăng kí xe. Khi mua BH vật chất cho xe thì khách hàng cần có thêm các thông tin từ các giấy tờ liên quan: đăng kiểm (nếu có), hóa đơn mua bán xe (đối với xe mới mua chưa đăng ký)… Thủ tục khi mua BH: 4 Bước Bước 1: Điền và ký xác nhận vào Giấy yêu cầu BH(mẫu in sẵn) Các thông tin như: tên chủ xe trên giấy đăng kí, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số biển kiểm soát, số khung số máy, năm sản xuất, hãng xe, loại xe, dung tích xi lanh, số chỗ ngồi, trọng tải, mục đích sử dụng, giá trị xe, sản phẩm BH cần mua, những điều khoản mở rộng yêu cầu… Bước 2: Giám định xe, xác định giá trị xe trước khi cấp đơn BH (áp dụng với xe tham gia BH VC lần đầu tiên) – Đây là CV của CB khai thác BH. Bước 3: Thanh toán phí BH. Bước 4: Cấp giấy chứng nhận BH cho KH."

BH vật chất xe là gì?

"Đây loại hình BH về tài sản, DN BH chịu trách nhiệm bồi thường cho chủ xe những thiệt hại của chính chiếc xe nếu tai nạn xảy ra thuộc phạm vi BH. Ngoài ra,DN BH còn thanh toán những chi phí cần thiết và hợp lí phát sinh do tai nạn thuộc phạm vi BH nhằm: ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất."

Cơ sở nào để BH định giá trị xe tham gia BH?

"Giá trị xe là giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia BH, cụ thể được xác định trên các cơ sở sau: - Đối với xe mới: Giá trị xe được xác định dựa trên giá hóa đơn bán lẻ của hãng, Giá CIF, bảng giá của các hãng, Giá trên thị trường hoặc Dựa trên bảng giá thuộc cơ sở dữ liệu của DNBH. - Đối với xe cũ: Giá trị xe được căn cứ vào khai báo và cam kết của chủ xe, Giấy tờ hóa đơn mua bán, Hóa đơn thu thuế trước bạ, bảng giá tối thiểu của các chi cục thuế địa phương, Bảng giá công ty phát hành, thế chấp tại ngân hàng, hóa đơn sửa chữa nâng cấp…"

Thời hạn BH áp dụng với BH vật chất xe?

Đối với sản phẩm BH tự nguyện thì thời hạn BH thường là một năm, ngoài ra DNBH cũng chấp nhận BH có thời hạn dưới một năm và trên 1 năm. Trường hợp tham gia BH từ 2 năm trở lên được giảm phí.

Mua BH cho nhiều xe có được giảm phí không? Mức giảm phí thế nào?

"Đối với TH KH mua BH cho xe với số lượng lớn sẽ được BV ưu tiên giảm phí, Từ 10 xe trở lên mức phí giảm từ 5% đến 20%: + Từ 5 đến 10 xe có thể giảm tối đa: 05% tổng số phí + Từ 11 đến 20 xe có thể giảm tối đa: 10% tổng số phí + Từ 21 đến 30 xe có thể giảm tối đa: 15% tổng số phí + Từ 31 đến 40 xe có thể giảm tối đa: 20% tổng số phí"

Tôi thuê một chiếc xe vận tải để kinh doanh trong thời hạn 5 năm. Tôi có nên mua BH vật chất cho xe này không? Đối tượng và số tiền BH hợp đồng BH tài sản là gì?

"Người chủ sở hữu, người khai thác sử dụng, người nhận cầm cố thế chấp, người nhận ký gửi trông giữ bảo quản tài sản có quyền mua BH cho chính tài sản đó. Điều 40 Luật KDBH quy định đối tượng của BH Tài sản như sau: “Đối tượng của hợp đồng BH tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.” Điều 41 Luật KDBH quy định số tiền BH tài sản là số tiền người tham gia BH tài sản kê khai đảm bảo tính trung thực chính xác cho giá trị tài sản được BH “Số tiền BH là số tiền mà bên mua BH yêu cầu BH cho tài sản đó.” Như vậy, nếu khách hàng mua BH vật chất cho chiếc xe tải trên thì khi rủi ro tổn thất xảy ra sẽ được bồi thường đầy đủ nhằm đảm bảo khi hết hạn thuê xe sẽ trả lại chiếc xe trong tình trạng không hư hỏng cho chủ xe."

BH thiệt hại vật chất xe cơ giới áp dụng cho những đối tượng BH nào?

"BH thiệt hại vật chất xe cơ giới (còn gọi là BH thân xe) có thể được áp dụng để BH cho các loại xe cơ giới. BH thiệt hại vật chất xe cơ giới là một loại hình BH tài sản, có đối tượng BH là bản thân chiếc xe tham gia BH. Xe cơ giới là một loại xe chạy trên đường bộ, bằng động cơ của chính nó và có ít nhất một chỗ ngồi cho người lái xe. Xe cơ giới bao gồm rất nhiều các loại xe khác nhau: xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh, xe ôtô chở người, xe ôtô chở hàng hoá, xe ôtô vừa chở người vừa chở hàng và các loại xe chuyên dùng khác. Trong thực tế, vì nhiều lý do mà các DNBH thường chỉ khai thác BH đối với xe ô tô mà hạn chế BH cho xe mô tô. Xe cơ giới được cấu tạo từ nhiều chi tiết, bộ phận máy móc thiết bị khác nhau như động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ thống truyền lực, hệ thống lái, hệ thống phanh và hộp số, bộ phận thân vỏ. Để có thể trở thành đối tượng BH trong các HĐBH thiệt hại vật chất xe cơ giới, những chiếc xe này phải đảm bảo những điều kiện về mặt kỹ thuật và pháp lý cho sự lưu hành: Người chủ xe phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký xe, biển kiểm soát, giấy chứng nhận kiểm định về an toàn kỹ thuật và môi trường."

Trong BH thiệt hại vật chất xe cơ giới người BH chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất và chi phí nào?

"Trong BH thiệt hại vật chất xe cơ giới, người BH chịu trách nhiệm bồi thường cho người được BH những thiệt hại vật chất của bản thân chiếc xe được BH trong trường hợp xảy ra các rủi ro sau: 1 – Những rủi ro thông thường gắn liền với sự hoạt động của xe: Đâm va, lật đổ, lao xuống sông, xuống vực, … 2 – Những rủi ro bất thường dễ phát sinh khác (cháy nổ..) 3 – Những rủi ro khách quan có nguồn gốc tự nhiên (bão, lũ, lụt, sụt lở, sét đánh động đất, mưa đá..) 4 – Rủi ro khách quan có nguồn gốc xã hội (mất cắp, đập phá…) Ngoài những tổn thất vật chất của bản thân chiếc xe được BH, người BH còn bồi thường cho người được BH những chi phí cần thiết và hợp lý mà họ đã chi ra khi phát sinh những tai nạn, sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của BH nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe đến nơi sửa chữa và chi phí giám định tổn thất. Tổng số tiền bồi thường của người BH trong một tai nạn, sự cố trong mọi trường hợp đều không vượt quá số tiền BH"

Giá trị BH của xe cơ giới được xác định như thế nào?

"Giá trị BH của xe cơ giới là giá trị thực tế của xe trên thị trường tại thời điểm tham gia BH. Xác định giá trị thực tế của xe, thực chất là xác định giá bán của nó trên thị trường vào thời điểm tham gia BH. Để có thể đánh giá chính xác giá trị BH cần phải kiểm tra xe trước khi nhận BH sau đó sẽ đánh giá giá trị thực tế của chiếc xe tham gia BH. Quy trình này sẽ được thực hiện như sau: 1 – DNBH cùng với chủ xe tiến hành kiểm tra xe để xác nhận tình trạng của xe tại thời điểm tham gia BH, xem chiếc xe này trong tình trạng như thế nào? 2 – DNBH sẽ cùng với chủ xe thảo luận để xác định giá trị của xe, trong những trường hợp cụ thể DNBH cần phải thực hiện giám định tình trạng thực tế của xe trong quá trình mà người chủ xe đã sử dụng chiếc xe đó. Đối với những xe mới bắt đầu đưa vào sử dụng, việc xác định giá trị của chúng không quá phức tạp, DNBH có thể căn cứ vào một trong những giấy tờ sau đây để xác định giá trị BH. 3 – Giấy tờ, hoá đơn mua bán giữa nhà máy lắp ráp, đại lý phân phối với người mua, hoặc giữa những người bán nước ngoài và người nhập khẩu. 4 – Hoá đơn thu thuế trước bạ. Đối với xe nhập khẩu miễn thuế, giá trị BH được tính như sau: GTBH = CIF x (100% + T1) x (100% + T2) Trong đó: T1 là thuế suất thuế nhập khẩu T2 là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt Đối với những xe đã qua sử dụng, việc xác định giá trị BH đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp hơn so với xe mới. Việc xác định giá trị của xe được căn cứ theo các yếu tố sau đây: 5 – Giá mua xe lúc ban đầu 6 – Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất lượng tương đương. 7 – Tình trạng hao mòn thực tế của xe. Sự hao mòn của xe được tính toán dựa trên cơ sở sau: Số Km mà chiếc xe đã lưu hành trên thực tế, số năm đã sử dụng xe, mục đích sử dụng xe, đặc điểm địa hình của vùng mà xe thường xuyên hoạt động… 8 – Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe trên thực tế. Căn cứ vào các tiêu thức đã nêu ở trên, công ty BH và chủ xe sẽ thảo luận và đi đến thống nhất về giá trị BH. Tuy nhiên việc xác định giá trị BH này không thể nào nhận được một kết quả tuyệt đối chính xác. Giá trị BH của xe chỉ được xác định một cách tương đối chính xác, hợp lý. Trong thực tế, để phục vụ cho việc xác định giá trị BH của xe, một số DNBH đã xây dựng bảng giá xe theo nguồn gốc sản xuất, loại xe, mác xe, năm sản xuất, dung tích xi lanh,…"

Số tiền bồi thường của DNBH trong BH xe cơ giới được xác định như thế nào?

"Việc xác định số tiền bồi thường của người BH thường căn cứ vào hai yếu tố chủ yếu đó là: thiệt hại thực tế của người được BH trong tai nạn, sự cố và các thỏa thuận trong HĐBH. Nếu thiệt hại thực tế của người được BH xảy ra thuộc phạm vi BH và trong thời hạn hiệu lực của HĐBH thì việc xác định số tiền bồi thường có thể chia thành các trường hợp sau: 1 – Trường hợp xe bị tổn thất toàn bộ do tai nạn, sự cố: số tiền bồi thường được xác định bằng số tiền BH hoặc giới hạn trách nhiệm BH (trường hợp xe tham gia BH theo điều khoản bồi thường theo giới hạn trách nhiệm); 2 – Trường hợp xe bị tổn thất bộ phận: những chi phí sửa chữa, thay thế hợp lý sẽ được bồi thường như sau: + Số tiền bồi thường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý nếu xe tham gia BH đúng giá trị và theo điều khoản bồi thường không khấu trừ khấu hao thay thế, + Số tiền bồi thường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý trừ khấu hao bộ phận thay thế nếu xe tham gia BH đúng giá trị, + Số tiền bồi thường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý trong phạm vi giới hạn trách nhiệm BH nếu xe tham gia BH theo điều khoản bồi thường theo giới hạn trách nhiệm, + Số tiền bồi thường bằng toàn bộ chi phí sửa chữa thay thế hợp lý theo tỷ lệ giữa số tiền BH và giá trị BH, có tính đến khấu hao thay thế trong trường hợp xe tham gia BH dưới giá trị, + Trường hợp xe tham gia BH theo điều khoản BH mất cắp bộ phận (đối với xe ô tô), chi phí thay thế bộ phận bị mất cắp được xét bồi thường khi nó lớn hơn mức khấu trừ quy định và số tiền bồi thường bằng chênh lệch giữa chi phí thay thế bộ phận bị mất cắp và mức khấu trừ đó, 3 – Trường hợp xe bị mất cắp toàn bộ: Số tiền bồi thường được xác định bằng số tiền BH ghi trên HĐBH; 4 – Các chi phí cần thiết và hợp lý mà người được BH đã chi ra khi phát sinh những tai nạn, sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của BH nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe đến nơi sửa chữa và chi phí giám định tổn thất được xét bồi thường tương tự như đối với trường hợp tổn thất bộ phận."

Hồ sơ yêu cầu bồi thường BH thiệt hại vật chất xe cơ giới cần có những giấy tờ gì?

"Các chứng từ theo quy định chung gồm có: 1 – Thông báo tai nạn; 2 – Giấy yêu cầu bồi thường; 3 – Bản sao các giấy tờ: + Giấy chứng nhận BH; + Giấy đăng ký xe; + Giấy phép lái xe; + Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường + Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải hành khách hoặc hàng hoá (đối với loại xe cần phải có) 4 – Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn của cơ quan công an nơi thụ lý tai nạn (sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông, biên bản khám nghiệm hiện trường tai nạn, biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn, biên bản giải quyết tai nạn giao thông) 5 – Quyết định của tòa án (nếu có) 6 – Các giấy tờ liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba khác (nếu có) Các chứng từ chứng minh thiệt hại của phương tiện, gồm : 1 – Biên bản giám định thiệt hại đối tịch giữa chủ xe và đại diện DNBH ; 2 – Các giấy tờ liên quan đến việc sửa chữa phương tiện: + Phương án sửa chữa; + Báo giá sửa chữa; + Hợp đồng sửa chữa; + Biên bản nghiệm thu công việc sửa chữa; + Hóa đơn thanh toán các chi phí sửa chữa; + Biên bản thu hồi vật tư thay thế (nếu có); + Hóa đơn thanh toán các chi phí khác thuộc phạm vi trách nhiệm BH: (thuê người bảo vệ, chi phí cẩu kéo phương tiện, …); + Giấy ủy quyền thanh toán chi phí sửa chữa nếu chủ phương tiện ủy quyền cho DNBH thanh toán chi phí sửa chữa."

Nếu một người thuê chiếc xe đã được chủ sở hữu tham gia BH TNDS chủ xe và khi sử dụng xe đã gây tai nạn thì doanh nghiệp BH có bồi thường không?

"Theo quy định của luật pháp Việt Nam, khi xe cơ giới gây thiệt hại thì người phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân có thể rơi vào nhiều trường hợp khác nhau, như: – Chủ sở hữu xe phải bồi thường thiệt hại do việc sử dụng xe gây ra. Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác quyền chiếm hữu, sử dụng xe (chủ sở hữu cho thuê mượn xe không kèm theo người lái, xe bị trưng dụng theo mệnh lệnh của cơ quan có thẩm quyền) thì những người chiếm hữu sử dụng xe phải bồi thường trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp chủ sở hữu đã bán xe nhưng chưa sang tên đổi chủ mà người mua xe sử dụng, gây tai nạn thì người mua xe phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại – Nếu xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật và gây tai nạn thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nếu chưa tìm được người phạm tội thì chủ sở hữu hoặc người được giao quyền chiếm hữu, sử dụng phải bồi thường, sau đó khi tìm ra người phạm tội sẽ buộc người đó phải hoàn lại số tiền đã bồi thường. Nếu chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng xe cũng có lỗi trong việc để xe bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại. – Nếu người điều khiển xe có lỗi trong tai nạn thì sau khi đã bồi thường cho những người bị thiệt hại, chủ sở hữu hoặc người được giao quyền chiếm hữu xe có quyền đòi người điều khiển hoàn lại số tiền đã bồi thường. Như vậy, nhìn chung có một số điểm cần chú ý trong cách giải quyết bồi thường tương ứng với các trường hợp khác nhau, đó là: Nếu chủ sở hữu tham gia BH và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hoạt động của xe gây ra thì chủ sở hữu xe là người được DNBH bồi thường. Nếu người chiếm hữu sử dụng xe là người tham gia BH thì người đó cũng là người được DNBH bồi thường. Nếu người tham gia BH là chủ sở hữu còn người đang chiếm hữu sử dụng xe là người khác thì để được giải quyết quyền lợi BH người đang chiếm hữu sử dụng xe phải được chủ sở hữu đồng ý chuyển nhượng quyền được thụ hưởng quyền lợi BH Nếu chủ sở hữu không đồng ý chuyển nhượng quyền được thụ hưởng quyền lợi BH cho người chiếm hữu sử dụng xe thì DNBH không giải quyết bồi thường, tuy nhiên DNBH có thể giải quyết phần bồi thường của chủ sở hữu nếu thực tế người đó phải liên đới đền bù thiệt hại của bên thứ ba."

Nếu xe bị đổi chủ sở hữu khi thời hạn BH chưa kết thúc thì quyền lợi BH có tự động chuyển sang cho chủ sở hữu mới không?

"Nhìn chung việc chuyển nhượng quyền lợi BH cần có sự đồng ý, chấp nhận của các bên liên quan. Nếu chủ sở hữu cũ không muốn chuyển nhượng quyền lợi BH thì DNBH sẽ làm thủ tục chấm dứt hợp đồng BH với chủ sở hữu cũ và ký lại hợp đồng BH khi chủ sở hữu mới có yêu cầu. Đối với các loại BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới thì quy tắc BH bắt buộc quy định: trong thời hạn còn hiệu lực ghi trong Giấy chứng nhận BH, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới mà chủ xe cơ giới không có yêu cầu hủy bỏ HĐBH thì mọi quyền lợi BH liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới."

Các thủ tục cần làm khi muốn chuyển nhượng quyền lợi BH ?

"Chủ sở hữu mới gửi thông báo bằng văn bản đến DNBH về việc đổi Chủ sở hữu xe và chuyển nhượng quyền lợi BH sang Chủ sở hữu mới. Chủ sở hữu mới có trách nhiệm cung cấp cho DNBH giấy tờ liên quan đến việc thay đổi Chủ sở hữu và giấy tờ thể hiện sự đồng ý chuyển quyền lợi BH của Chủ sở hữu cũ DNBH sau khi kiểm tra sẽ cấp lại giấy chứng nhận BH mới cho thời hạn còn lại của giấy chứng nhận BH cũ và mang tên Chủ sở hữu mới theo giấy đăng ký mới của xe."

Hiệu lực của BH TNDS của chủ xe cơ giới đuợc bắt đầu từ lúc nào? Chủ xe cần làm gì khi muốn hủy bỏ hợp đồng BH trước thời điểm kết thúc thời hạn BH? Sẽ được hoàn phí BH như thế nào?

"a) Hiệu lực BH bắt đầu và kết thúc theo quy định về thời hạn BH ghi trên Giấy chứng nhận BH. Cụ thể: Đối với những loại BH TNDS chủ xe cơ giới bắt buộc, quy tắc quy định: thời hạn BH bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tối thiểu là một (01) năm. Các loại khác tùy theo thỏa thuận của các bên. Hiệu lực của BH được bắt đầu khi DNBH đã cấp giấy chứng nhận BH cho chủ xe và chủ xe đã thanh toán đầy đủ phí BH theo quy định. Về nguyên tắc, DNBH chỉ cấp giấy chứng nhận BH khi đã thu đầy đủ phí BH, nếu chủ xe muốn nộp phí chậm hay trả phí theo một phương thức nào khác nhưng vẫn có giấy chứng nhận BH và bắt đầu hiệu lực BH khi chưa hoàn thành việc trả phí thì phải được DNBH chấp nhận và thỏa thuận bằng văn bản. b) Trường hợp có yêu cầu hủy bỏ HĐBH, chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho DNBH trước mười lăm (15) ngày. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu DNBH không có ý kiến thì HĐBH mặc nhiên được hủy bỏ, DNBH phải hoàn lại cho chủ xe 80% phí BH của thời gian hủy bỏ, trừ trường hợp trong thời hạn HĐBH đang có hiệu lực đã xảy ra sự kiện BH liên quan đến chiếc xe yêu cầu hủy bỏ HĐBH, DNBH không phải hoàn phí BH."

Thanh toán phí BH ô tô như thế nào có được nợ phí BH không? Nợ trong thời gian bao lâu? Thanh toán phí BH có gì khác giữa BH tự nguyện và BH bắt buộc?

"Quý khách có thể thanh toán phí bằng cách nộp tiền mặt, hoặc Séc trực tiếp cho cán bộ, đại lý bán BH cho quý khách. Ngoài ra, có thể chuyển khoản hay các hình thức thanh toán khác theo thỏa thuận giữa quý khách và DNBH. Đối với sản phẩm BH bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới, Bộ tài chính quy định không được cho nợ phí, phải thanh toán đầy đủ các khoản phí BH trước khi cấp GCN BH cho KH. Đối với các sản phẩm BH tự nguyện thì thông thường trong BH là không được nợ phí. Tuy nhiên đối với các trường hợp đặc biệt KH là: - Đối tượng truyền thống có quan hệ thường xuyên liên tục lâu dài hiệu quả với DNBH. - Là tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh Thì DNBH xem xét tùy từng trường hợp cụ thể để có thể gia hạn thanh toán phí hay cho nợ một phần phí để tạo điều kiên thuận lợi cho KH trong quá trình thanh toán phí. Việc cho phép nợ phí, cam kết thời hạn đóng phí sẽ được lập thành văn bản là bằng chứng cũng như là sự xác nhận trách nhiệm đã cam kết giữa 2 bên. Chủ xe cần thanh toán phí đúng hạn theo thỏa thuận để được hưởng quyền lợi BH"

BH TNDS của chủ xe đối với hàng hóa trên xe là gì?

Là BH trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe theo hợp đồng vận chuyển của chủ xe và chủ hàng bị tổn thất trong các trường hợp xe bị đâm va, lật, đổ, chìm, rơi, hỏa hoạn, cháy, nổ, bị các vật thể khác rơi, va chạm vào.

Xin cho biết quyền lợi BH trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hàng hóa trên xe?cho biết về những điểm loại trừ?

"Quyền lợi và phạm vi được BH Trách nhiệm của Chủ xe phải bồi thường cho chủ hàng về những tổn thất hàng hoá vận chuyển trên xe theo Bộ Luật dân sự trong những trường hợp xe bị: - Đâm va, lật, đổ, rơi; chìm; hoả hoạn, cháy, nổ; bị các vật thể khác rơi, va chạm vào; - Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá, sóng thần; Ngoài ra, DNBH còn thanh toán cho Chủ xe các chi phí cần thiết, hợp lý nhằm: - Ngăn ngừa, giảm nhẹ tổn thất thêm cho hàng hoá. - Bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi hàng hoá trong quá trình vận chuyển do hậu quả của tai nạn. - Giám định tổn thất thuộc trách nhiệm của DNBH. DNBH mở rộng phạm vi bồi thường trong trường hợp hàng hoá của chính Chủ xe. Không thuộc phạm vi BH Thiệt hại xảy ra trong những trường hợp sau thuộc phạm vi loại trừ BH: - Hành động cố ý gây thiệt hại của Chủ xe, Lái xe, hoặc của người bị thiệt hại. - Xe tham gia giao thông không có Giấy chứng nhận kiểm định, Lái xe không có Giấy phép lái xe hợp lệ Đua xe (hợp pháp hoặc trái phép); - Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: Giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác; - Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam; - Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép; - Xe chở quá 30% trọng tải hoặc số chỗ ngồi theo quy định - Chiến tranh. - Hàng bị thiếu, mất cắp, trộm, cướp, sai thể loại, quy cách, sai mã ký hiệu. - Hàng bị hư hỏng do bản chất tự nhiên. - Hàng hoá lưu thông trái phép; Hàng bị cơ quan kiểm soát Nhà nước thu giữ, bắt giữ hoặc bị hư hỏng do chậm trễ, trừ chậm trễ do tai nạn. - Hàng hoá bị cháy không do lỗi của bên vận tải. Súc vật sống bị ốm chết do thời tiết hoặc dịch bệnh hoặc bị kiểm dịch. - Vàng bạc, đá quý; Tiền, các loại ấn chỉ, hoá đơn có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm; Thi hài, hài cốt. - Tổn thất hàng hoá do bị xô lệch, va đập trong quá trình vận chuyển mà không phải do xe đâm va, lật, đổ, rơi;"

Bảo hiểm nhân thọ là gì?

"Bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng giữa một cá nhân và công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho bản thân mình hay người thân, hoặc giữa một tổ chức với công ty bảo hiểm nhân thọ để bảo hiểm cho nhân viên của mình, với mục đích đảm bảo an toàn tài chính cho người tham gia bảo hiểm. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, Công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ căn cứ vào điều khoản hợp đồng tương ứng của sản phẩm mà khách hàng tham gia để chi trả quyền lợi bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm mà khách hàng sẽ nhận được ghi rõ trong Giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ, hoặc các văn bản xác nhận điều chỉnh nếu có."

Tôi hiện đã có Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế rồi. Như vậy có nên tham gia thêm Bảo hiểm Nhân thọ nữa hay không?

"Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y tế là những chính sách nằm trong hệ thống an sinh xã hội mà Nhà nước cung cấp cho một số đối tượng, góp phần ổn định cuộc sống và cung cấp sự bảo vệ tài chính nhất định khi bị ốm đau, bệnh tật, khi về hưu... Tuy nhiên, quyền lợi, đối tượng tham gia và phạm vi bảo hiểm cũng như mức độ linh hoạt của những chính sách này chưa đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân. Bảo hiểm Nhân thọ chính là một giải pháp nhằm cung cấp thêm những dịch vụ bảo hiểm mà Bảo hiểm Xã hội/ Bảo hiểm Y tế chưa có, hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của khách hàng. Đó cũng chính là lý do để bạn nên tham gia Bảo hiểm Nhân thọ, cho dù bạn đã có hay chưa có Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế."

Điều kiện để được tham gia bảo hiểm nhân thọ là gì?

Khách hàng chỉ cần ở trong độ tuổi có thể được bảo hiểm (có quy định trong từng sản phẩm cụ thể), có tình trạng sức khỏe phù hợp với tiêu chuẩn thẩm định của công ty bảo hiểm, và có khả năng đóng phí bảo hiểm là có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ.

Tôi cần cập nhật cho công ty những thông tin gì trong quá trình tham gia bảo hiểm?

"Để việc giao tiếp, liên lạc giữa công ty và Quý khách được thông suốt và để đảm bảo quyền lợi của mình, Quý khách cần cập nhật cho công ty khi có các thay đổi liên quan tới Thông tin liên lạc (địa chỉ email, số điện thoại di động/cố định, địa chỉ nhận thư báo), Thông tin về nhân thân (số CMND, quốc tịch…), Nơi cư trú, đặc biệt là khi ra nước ngoài, và Nghề nghiệp."

Trong quá trình tham gia bảo hiểm, tôi có thể điều chỉnh những gì trong hợp đồng bảo hiểm của mình?

"Việc thay đổi các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tùy thuộc vào quy định tại Quy tắc điều khoản của từng sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, nhìn chung Quý khách có thể yêu cầu Thay đổi Bên mua bảo hiểm, hoặc/và thay đổi Người Thụ hưởng, Tăng/giảm số tiền bảo hiểm của các sản phẩm đã tham gia, Tham gia thêm sản phẩm bổ sung cho bản thân hoặc cho các thành viên khác trong gia đình; hoặc hủy bỏ các sản phẩm bổ sung đã tham gia, Thay đổi định kỳ đóng phí "

Vì sao Khách hàng không được thương lượng, điều chỉnh nội dung trong Quy tắc và Điều khoản sản phẩm bảo hiểm?

"Trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, theo thông lệ quốc tế cũng như theo qui định của pháp luật Việt Nam, điều khoản bảo hiểm luôn được Bộ Tài Chính phê duyệt để đảm bảo lợi ích của Người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng mang tính gia nhập. Do đó, điều khoản hợp đồng của tất cả các công ty bảo hiểm nhân thọ đều có qui định về ""thời hạn xem xét lại"" hoặc ""thời gian cân nhắc"". Theo đó, sau khi hợp đồng được phát hành, khách hàng có thời gian để xem xét lại một cách cẩn thận hồ sơ hợp đồng."

Tại sao những năm đầu khi tham gia bảo hiểm, giá trị hoàn lại thường thấp hơn so với số phí mà tôi đã nộp?

Trong những năm đầu, các chi phí liên quan đến việc phát hành và phục vụ hợp đồng (còn được gọi là chi phí khai thác ban đầu) lớn hơn nhiều so với chi phí phục vụ cho việc duy trì hợp đồng trong những năm tiếp theo. Điều đó có nghĩa chi phí thực tế trong những năm đầu của hợp đồng bảo hiểm thường cao hơn nhiều so với số phí thu được từ hợp đồng đó. Thêm vào đó, do nét đặc thù của hoạt động BHNT theo nguyên tắc "số đông bù số ít", nên ngay sau khi hợp đồng đã có hiệu lực, thì bản thân hợp đồng đó cũng đã đóng góp vào quỹ bồi thường rủi ro chung trong thời gian tham gia với các công ty bảo hiểm

Một hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ có bị ảnh hưởng của trượt giá không?

"Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, do phí không phải được đóng vào một lúc mà dàn trải đều ra trong toàn bộ thời hạn của hợp đồng bảo hiểm, nên chắc chắn ảnh hưởng phải chịu sẽ dễ chấp nhận hơn rất nhiều so với ảnh hưởng đối với các hình thức tiết kiệm khác như gửi một lúc một số tiền rất lớn vào ngân hàng - một nguyên tắc rất quan trọng trong đầu tư. Ngoài ra, khách hàng khi tham gia bảo hiểm còn được hưởng bảo tức tích lũy. Mức bảo tức sẽ tùy thuộc vào kết quả kinh doanh và sẽ góp phần không nhỏ giúp khách hàng bảo vệ tài chính trong trường hợp đồng tiền mất giá. Điều quan trọng hơn cả là tham gia bảo hiểm không chỉ là tiết kiệm mà là sự bảo đảm an toàn tài chính cho khách hàng trong suốt thời gian bảo hiểm - điều mà khách hàng tham gia bảo hiểm coi trọng nhất khi tham gia bảo hiểm."

Tôi muốn tham gia một hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ, vậy tôi cần phải kê khai đơn yêu cầu bảo hiểm thế nào?

"Bảo hiểm nhân thọ hoạt động trên nguyên tắc : "" Trung thực tuyệt đối"". Vì vậy khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm thì Bên mua bảo hiểm nghĩa vụ điền đầy đủ, trung thực vào Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Trong trường hợp khách hàng có nghi ngờ về sức khỏe của mình, song do chưa được chẩn đoán nên không biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe, khách hàng nên khai thật chi tiết, thật đầy đủ về những triệu chứng mà khách hàng cảm nhận được theo các câu hỏi đã soạn sẵn trong Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Trên cơ sở những thông tin đó, các chuyên viên thẩm định sẽ chỉ định những nội dung thẩm định cụ thể, để có được kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe của khách hàng để có quyết định bảo hiểm phù hợp, công bằng với tất cả các khách hàng tham gia bảo hiểm. Trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực cũng được quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Đồng thời, Quy tắc điều khoản sản phẩm do Bộ Tài chính phê duyệt cũng quy định: Nếu Bên mua bảo hiểm và/hoặc Người được bảo hiểm cung cấp thông tin không trung thực hoặc không đầy đủ mà nếu biết về những thông tin đó Công ty từ chối bảo hiểm hoặc nhận bảo hiểm với mức phí cao hơn, Công ty sẽ không chi trả quyền lợi bảo hiểm. Việc kê khai đầy đủ trung thực của khách hàng khi điền Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm không những giúp cho việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm được nhanh chóng, thuận tiện khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra mà còn là yếu tố pháp lý vô cùng quan trọng để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực."

Cách tính tuổi tham gia bảo hiểm được tính thế nào?

Tuổi của Người được bảo hiểm là tuổi tính theo ngày sinh nhật vừa qua so với ngày Hợp đồng phát sinh hiệu lực. Ví dụ: Khách hàng có ngày sinh 01/04/1990 tham gia bảo hiểm vào ngày 01/02/2018 thì ngày sinh nhật vừa qua của khách hàng là 01/04/2017 và như vậy, tuổi khách hàng khi tham gia sẽ là 27 tuổi. Cũng khách hàng đó nếu tham gia bảo hiểm ngày 01/08/2018 thì ngày sinh nhật vừa qua của khách hàng là 01/04/2018 và như vậy, tuổi tham gia sẽ là 28 tuổi.

thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xác định như thế nào?

Nếu Người được bảo hiểm được Công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm, hợp đồng phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm Công ty nhận được đầy đủ Giấy yêu cầu bảo hiểm và Phí bảo hiểm tạm tính của hợp đồng. Trách nhiệm bảo hiểm của Công ty bảo hiểm phát sinh từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, Công ty chỉ bảo hiểm cho các rủi ro theo Điều khoản hợp đồng bảo hiểm kể từ Ngày phát hành hợp đồng được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm. Thời gian từ ngày hiệu lực hợp đồng đến ngày phát hành hợp đồng, khách hàng được bảo hiểm theo điều khoản Bảo hiểm tạm thời.

Ngày hiệu lực của bảo hiểm tạm thời được xác định như thế nào? Thời hạn bảo hiểm tạm thời?

Sau khi hoàn tất Giấy yêu cầu bảo hiểm và đóng đầy đủ Phí bảo hiểm tạm tính, Khách hàng ngay lập tức được bảo hiểm theo điều khoản Bảo hiểm tạm thời. Hay nói cách khác, bảo hiểm tạm thời có hiệu lực từ ngày khách hàng nộp phí bảo hiểm đầu tiên. Ngày này trùng với ngày trên Giấy nộp tiền. Khách hàng được bảo hiểm theo điều khoản Bảo hiểm tạm thời đến khi hợp đồng được phát hành và thời hạn tối đa của Bảo hiểm tạm thời là 30 ngày. (Thời hạn này có thể được Công ty bảo hiểm gia hạn thêm nếu sau 30 ngày phía công ty đã nhận đầy đủ các hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục thẩm định)

Thời gian cân nhắc là gì? Trong thời gian cân nhắc tôi được hưởng những quyền lợi gì?

Thời gian cân nhắc của Quý khách là 21 ngày kể từ ngày nhận được bộ hợp đồng bảo hiểm. Trong thời gian này, Quý khách có thể đọc kỹ các điều khoản, quyền lợi hợp đồng. Nếu trong trường hợp cần thay đổi thông tin nhân thân/thông tin hợp đồng như số tiền bảo hiểm, thời hạn hợp đồng, định kỳ đóng phí…Quý khách có thể yêu cầu công ty điều chỉnh lại cho phù hợp. Hoặc sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và xác định chưa thể tham gia bảo hiểm với những điều kiện trong hợp đồng, Quý khách cũng có thể yêu cầu công ty hủy hợp đồng, công ty sẽ hoàn trả lại 100% số Phí bảo hiểm đã đóng (không có lãi) trừ đi Chi phí kiểm tra sức khỏe (nếu có) và Chi phí quản lý Hợp đồng. Một điều cần được lưu ý là, trong thời gian cân nhắc, hợp đồng bảo hiểm của Quý khách vẫn có hiệu lực. Vì vậy nếu có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian này, công ty vẫn sẽ thực hiện trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của hợp đồng. Hết thời gian cân nhắc, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được thực hiện theo đúng các quy định của điều khoản.

Tối muốn chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn, vậy công ty bảo hiểm có trả lại phí đã tham gia hay không?

Trong thời gian 21 ngày cân nhắc kể từ ngày nhận được hợp đồng, nếu cảm thấy chưa thể tham gia bảo hiểm với những điều kiện trong hợp đồng, Quý khách có thể từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm bằng cách thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm. Hợp đồng sẽ bị hủy và công ty sẽ hoàn trả 100% số Phí bảo hiểm đã đóng (không có lãi) trừ đi Chi phí kiểm tra sức khỏe (nếu có) và các chi phí hợp lý, hợp lệ có liên quan. Sau thời gian cân nhắc, Quý khách cũng có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Tuy nhiên trong trường hợp này, Công ty bảo hiểm sẽ không hoàn trả phần Phí bảo hiểm đã đóng mà chỉ hoàn trả Giá trị hoàn lại (nếu có) của hợp đồng tại thời điểm Quý khách nộp yêu cầu.

Hợp đồng bảo hiểm của tôi đã bị mất hiệu lực, vậy tôi có thể khôi phục lại không? và tôi cần làm những thủ tục gì?

Sau khi Hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực, Quý khách có quyền yêu cầu khôi phục Hợp đồng bảo hiểm trong vòng 24 tháng tính từ ngày Hợp đồng bảo hiểm bị mất hiệu lực và tùy thuộc vào bằng chứng về khả năng có thể được bảo hiểm của Người được bảo hiểm. Để yêu cầu khôi phục Hợp đồng bảo hiểm, Quý khách vui lòng: - Điền đầy đủ thông tin vào "Đơn yêu cầu khôi phục hợp đồng bảo hiểm"; - Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai sức khỏe (nếu hợp đồng đã mất hiệu lực trên 6 tháng); - Nộp các khoản phí còn nợ - Hoàn trả khoản tạm ứng từ giá trị hoàn lại và khoản Giảm thu nhập đầu tư (nếu có).

Sau khi ký hợp đồng, tôi có thể yêu cầu thay đổi thời hạn hợp đồng được không?

Quý khách có thể yêu cầu điều chỉnh thời hạn hợp đồng phù hợp hơn trong thời gian cân nhắc. Sau thời gian cân nhắc, hợp đồng không được thay đổi thời hạn.

Quyền lợi bảo hiểm tạm thời được chi trả trong trường hợp nào? Giới hạn chi trả của bảo hiểm tạm thời?

Doanh nghiệp Bảo hiểm chỉ chi trả Quyền lợi bảo hiểm tạm thời đối với trường hợp tử vong do tai nạn (không thuộc trường hợp loại trừ theo điều khoản hợp đồng bảo hiểm) gây ra mà thôi. Khi đó, Doanh nghiệp Bảo hiểm sẽ thanh toán số tiền lớn hơn giữa: a) Tổng Số tiền bảo hiểm theo tất cả các Giấy yêu cầu bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm chính cho Người được bảo hiểm đang được xem xét chấp nhận bảo hiểm nhưng không quá xxx triệu đồng ( xxx: số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào quy định chi trả của từng công ty Bảo hiểm); và b) Tổng Phí bảo hiểm tạm tính đã đóng theo tất cả các Giấy yêu cầu bảo hiểm cho Người được bảo hiểm đang được xem xét chấp nhận bảo hiểm.

Những đối tượng nào có thể yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm?

Người yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm có thể là một trong những đối tượng sau: - Bên mua bảo hiểm; - Người được bảo hiểm; - Người thụ hưởng được chỉ định trong Hợp đồng bảo hiểm. - Người thừa kế hợp pháp của Người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp Người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm tử vong; - Người đại diện theo pháp luật hoặc Người được ủy quyền hợp pháp để yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm của những đối tượng nêu trên

Tôi muốn tham gia bảo hiểm nhân thọ, hồ sơ yêu cầu bảo hiểm của tôi cần có những chứng từ gì?

Tùy thuộc vào công ty bảo hiểm mà khách hàng muốn tham gia, sẽ có những quy định riêng về chứng từ. Tuy nhiên, những chứng từ cơ bản nhất mà khách hàng cần chuẩn bị đó là: - Giấy yêu cầu bảo hiểm (cá nhân/tổ chức); - Bản copy Giấy tờ tuỳ thân của Bên mua bảo hiểm, Người được bảo hiểm, Người thụ hưởng (CMND/Giấy khai sinh/Hộ chiếu…); - Bảng minh họa Hợp đồng bảo hiểm;; - Giấy tờ khác (nếu có): + Đề nghị bổ sung ngày/tháng sinh: Nếu khách hàng không có ngày và/hoặc tháng sinh trong các loại giấy tờ tuỳ thân được chấp nhận. + Giấy ra viện, Giấy chứng nhận phẫu thuật, Hồ sơ khám định kỳ, Sổ y bạ, Phiếu xét nghiệm…: Nếu khách hàng có tiền sử phẫu thuật, nằm viện, điều trị bệnh … và một vài giấy tờ khác theo quy định cụ thể của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm

Trong thời gian tham gia bảo hiểm, nếu chẳng may bị khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm thì khách hàng được bảo vệ ra sao?

" Trong trường hợp đó, quy tắc điều khoản sản phẩm cũng có những quy định để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Cụ thể như sau: -Thời gian gia hạn đóng phí: nếu bên mua bảo hiểm chưa có điều kiện đóng phí vào ngày đến hạn, khách hàng có thể đóng phí trong khoảng thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày kể từ ngày đến hạn, -Tạm ứng giá trị hoàn lại để đóng phí bảo hiểm tự động: Đối với hợp đồng của các sản phẩm truyền thống, nếu Bên mua bảo hiểm không thanh toán phí bảo hiểm đến hạn, và không yêu cầu chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm khi hết thời gian gia hạn đóng phí và Hợp đồng bảo hiểm đã có Giá trị hoàn lại, Công ty sẽ tự động tạm ứng từ Giá trị hoàn lại số tiền bằng với khoản phí bảo hiểm đến hạn để đóng phí bảo hiểm cho khách hàng, -Tạm ngưng đóng phí: Đối với hợp đồng của các sản phẩm liên kết chung, nếu hợp đồng đã được linh hoạt đóng phí, khách hàng có thể tạm thời ngưng đóng phí. Để duy trì hợp đồng cho khách hàng, công ty sẽ trích từ giá trị tài khoản của hợp đồng để thanh toán chi phí rủi ro và chi phí quản lý hợp đồng, -Khôi phục hiệu lực hợp đồng: Nếu khách hàng vẫn không đóng phí, và nếu giá trị hoàn lại của hợp đồng không còn đủ để đóng phí bảo hiểm tự động, hoặc giá trị tài khoản không còn đủ để khấu trừ các khoản phí hàng tháng, hợp đồng của khách hàng sẽ mất hiệu lực. Trong trường hợp này, khách hàng vẫn có thể yêu cầu khôi phục hiệu lực hợp đồng trong vòng 24 tháng kể từ ngày hợp đồng bị mất hiệu lực."

Tôi có được thay đổi các chủ thể trong Hợp đồng bảo hiểm hay không?

"Có 03 chủ thể chính trong một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Đó là Bên mua bảo hiểm (chủ hợp đồng), Người được bảo hiểm và Người thụ hưởng. Trong suốt thời gian tham gia bảo hiểm, khách hàng có thể thay đổi Bên mua bảo hiểm và Người thụ hưởng vào bất cứ thời điểm nào, miễn là Bên mua bảo hiểm mới và Người thụ hưởng mới đáp ứng quy định của Luật pháp và công ty bảo hiểm tại thời điểm yêu cầu thay đổi. Nhưng khách hàng không thể thay đổi Người được bảo hiểm. Bởi vì trong một hợp đồng bảo hiểm, Người được bảo hiểm là cá nhân được công ty chấp thuận bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm cũng như các điều kiện khác (nếu có) đều được thẩm định và chấp thuận trên cơ sở thông tin về tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp của chính người này. Tuy nhiên, khách hàng có thể yêu cầu tham gia sản phẩm bổ sung cho những thành viên khác trong gia đình (hay nói cách khác là thêm người được bảo hiểm) khi hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực."

Thế nào là Tạm ứng tiền mặt?

Đó là khoản tiền Quý khách có thể yêu cầu Công ty tạm ứng từ Giá trị hoàn lại của Hợp đồng Bảo hiểm để sử dụng cho các nhu cầu tài chính ngắn hạn.

Tạm ứng tiền mặt có ảnh hưởng gì đến tình trạng Hợp đồng Bảo hiểm?

Hợp đồng sẽ mất hiệu lực khi tổng các khoản Vay phí bảo hiểm tự động (APL), Tạm ứng tiền mặt và lãi phát sinh vượt quá Giá trị hoàn lại của Hợp đồng. Ngoài ra tổng các khoản APL, Tạm ứng tiền mặt và lãi phát sinh sẽ được khấu trừ vào các khoản quyền lợi được chi trả theo Hợp đồng như Quyền lợi tiền mặt định kỳ, Quyền lợi bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm, Quyền lợi bảo hiểm khi đáo hạn Hợp đồng.

Nếu tôi đi nước ngoài một thời gian, làm thế nào để tôi có thể đóng phí bảo hiểm?

"Quý khách có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng phí bảo hiểm dưới đây: -Chuyển tiền đóng phí vào tài khoản của Công ty bảo hiểm - Đóng phí qua Internet banking - Nhờ người thân nộp phí hộ. "

Vay phí bảo hiểm tự động (APL) là gì?

APL có nghĩa là Giá trị hoàn lại của Hợp đồng sẽ được sử dụng để đóng phí bảo hiểm đến hạn. APL được áp dụng đối với các Hợp đồng có Giá trị hoàn lại và phí bảo hiểm đến hạn không được thanh toán sau thời gian gia hạn đóng phí 60 ngày theo quy định.

Hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng ra sao nếu phí bảo hiểm quá hạn không được nộp?

Hợp đồng sẽ mất hiệu lực khi tổng các khoản APL, Tạm ứng tiền mặt và lãi phát sinh vượt quá Giá trị hoàn lại của Hợp đồng. Ngoài ra, tổng các khoản APL, Tạm ứng tiền mặt và lãi phát sinh sẽ được khấu trừ vào các khoản quyền lợi được chi trả theo Hợp đồng như Quyền lợi tiền mặt định kỳ, Quyền lợi bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm, Quyền lợi bảo hiểm khi đáo hạn Hợp đồng.

Quyền lợi bảo hiểm Tử vong được chi trả như thế nào?

Quyền lợi bảo hiểm được chi trả cho Bên mua bảo hiểm hoặc Người thụ hưởng (nếu có). Nếu Bên mua bảo hiểm không còn sống hoặc Người thụ hưởng không được chỉ định, Công ty sẽ chi trả cho Người thừa kế theo di chúc hoặc Người thừa kế hợp pháp theo luật định.

Quyền lợi bảo hiểm Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn được chi trả như thế nào?

Quyền lợi bảo hiểm được chi trả toàn bộ một lần cho Bên mua bảo hiểm.

Quyền lợi bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo được chi trả như thế nào?

Quyền lợi bảo hiểm được chi trả cho Bên mua bảo hiểm, theo quy định tại Quy tắc và Điều khoản của Hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm có thể bị hủy bỏ vì lý do sức khỏe?

"Sau lần kiểm tra sức khỏe đầu tiên (nếu có) và Doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận, bạn không phải tái khám định kỳ. Nếu không may sức khỏe của bạn giảm sút thì hợp đồng của bạn không bao giờ bị hủy vì sức khỏe thay đổi và sẽ không bị yêu cầu cung cấp bằng chứng về tình trạng sức khỏe tốt để gia hạn hợp đồng bảo hiểm của mình hằng năm mà bạn còn được chi trả một khoản tiền nhất định tùy theo từng sản phẩm Bảo hiểm. Đây là một trong những điểm hoàn toàn khác giữa bảo hiểm nhân thọ và các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ."

Tôi có cần phải khám bệnh khi mua Bảo hiểm nhân thọ không?

"Trong những trường hợp cần thiết bạn sẽ được Doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm mời thăm khám sức khỏe tổng quát lần đầu và toàn bộ chi phí thăm khám sẽ do Doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm chi trả. Việc thăm khám sức khỏe chỉ thực hiện duy nhất một lần (ngoại trừ những chương trình ưu đãi thăm khám sức khỏe định kỳ miễn phí dành cho khách hàng VIP hàng năm) và tình trạng sức khỏe của bạn sẽ được ghi nhận một lần xuyên suốt thời gian hợp đồng. Bạn không cần phải tái kiểm tra hàng năm giống như các loại bảo hiểm sức khỏe khác."

B

B

Bác sỹ

là người có bằng cấp chuyên môn y khoa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoặc thừa nhận được hành nghề y hợp pháp trong phạm vi giấy phép theo pháp luật của nước sở tại nơi Người được bảo hiểm tiến hành việc khám và điều trị. Bác sĩ không được đồng thời là người thụ hưởng, vợ/chồng, cha/mẹ, con, anh chị em ruột của Người được bảo hiểm/Bên mua bảo hiểm.

B

Bàn giao (trong bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng)

Là việc bàn giao công trình xây dựng quy định tại Điều 124 Luật xây dựng.

B

Bảng quyền lợi bảo hiểm/ Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm

Bảng quyền lợi bảo hiểm cung cấp các thông tin tóm tắt về quyền lợi bảo hiểm. Bảng quyền lợi bảo hiểm được cấp cùng và là bộ phận không tách rời của Hợp đồng bảo hiểm.

B

Báo cáo bán hàng

Báo cáo này ghi mọi chi tiết về hàng hoá đã bán. Báo cáo bán hàng thường được sử dụng trong việc đòi bồi thường bảo hiểm hàng hải.

B

Báo cáo quyết toán thường kỳ

Bảng kê tài chính do công ty bảo hiểm lập hàng tháng để gửi cho các đại lý của mình, trong đó thể hiện số tiền hoa hồng của các đại lý được hưởng, doanh thu phí bảo hiểm phát sinh, số đơn bảo hiểm đã bị huỷ bỏ và mọi điều khoản bảo hiểm sửa đổi bổ sung.

B

Bảo hiểm bắt buộc

Là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

B

Bảo hiểm bệnh nan y

Loại hình bảo hiểm sức khoẻ chỉ áp dụng cho một loại bệnh hiểm nghèo cụ thể như ung thư. Điều quan trọng là phải xác định rõ thời gian chờ theo yêu cầu, số tiền cao nhất và khoảng thời hạn tối đa được bồi thường, và định nghĩa chính xác căn bệnh được bảo hiểm. Bảo hiểm sức khoẻ cá nhân và nhóm thường bảo hiểm mọi loại bệnh, bao gồm các bệnh hiểm nghèo.

B

Bảo hiểm các khoản phải thu

Loại bảo hiểm những thiệt hại trong trường hợp các số liệu về hoạt động kinh doanh bị phá huỷ, do rủi ro được bảo hiểm gây ra và doanh nghiệp không thể thu hồi lại số tiền còn nợ đọng. Loại đơn bảo hiểm này bảo hiểm những khoản nợ khó đòi, các chi phí phục hồi lại số liệu và chi phí thu nợ, nhưng không bảo hiểm thiệt hại vật chất của những phương tiện lưu trữ dữ liệu như giấy, đĩa vi tính hay băng từ.

B

Bảo hiểm chết vì tai nạn

Bảo hiểm chết vì tai nạn, thường được kết hợp với bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong trường hợp chết vì tai nạn, người thụ hưởng của người được bảo hiểm sẽ được nhận tiền bảo hiểm. Trường hợp thương tổn thân thể vì tai nạn (như mất một chi), Người được bảo hiểm sẽ được nhận số tiền bảo hiểm theo quy định.

B

Bảo hiểm dài hạn

Loại bảo hiểm có thời hạn bảo hiểm trên một năm.

B

Bảo hiểm hỗn hợp

Là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.

B

Bảo hiểm hưu trí

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

B

Bảo hiểm nhân thọ

Là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

B

Bảo hiểm phát sinh hiệu lực trước

Đơn bảo hiểm có hiệu lực trước khi cấp đơn bảo hiểm.

B

Bảo hiểm phi nhân thọ

Là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.

B

Bảo hiểm sinh kỳ

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

B

Bảo hiểm sức khoẻ

Là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn , ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thu ận trong hợp đồng bảo hiểm.

B

Bảo hiểm tai nạn

Bảo hiểm thương tổn thân thể và/hoặc chết vì lực tác động bất ngờ (không phải vì những nguyên nhân tự nhiên).

B

Bảo hiểm tai nạn và ốm đau

Sử dụng để chỉ phạm vi bảo hiểm các rủi ro tai nạn và ốm đau.

B

Bảo hiểm tai nạn và sức khoẻ

Bảo hiểm thương tật vì tai nạn, chết vì tai nạn hoặc ốm đau, còn được gọi là Bảo hiểm tai nạn và ốm đau. Các quyền lợi bảo hiểm bao gồm viện phí, chi phí thuốc men, chi phí phẫu thuật và trợ cấp thu nhập.

B

Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn và chết do tai nạn

Loại hình bảo hiểm tai nạn theo đó Người được bảo hiểm hay người thụ hưởng quyền lợi sẽ được nhận bồi thường hoặc được nhận số tiền bảo hiểm quy định trong trường hợp Người được bảo hiểm bị chết hay thương tật vì tai nạn bất ngờ, chẳng hạn như Người được bảo hiểm nào đó bị cụt tay trong một vụ tai nạn. Số tiền chi trả cho Người được bảo hiểm trong trường hợp cụ thể này sẽ được xác định dựa trên một bảng tỷ lệ chi trả số tiền bảo hiểm đã được ấn định sẵn. Bảng tỷ lệ chi trả số tiền bảo hiểm này cũng quy định số tiền thanh toán trong trường hợp Người được bảo hiểm chết hoặc bị mất các bộ phận thân thể khác do tai nạn gây ra.

B

Bảo hiểm trả tiền định kỳ

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

B

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của kế toán viên.

Bảo hiểm kiện tụng liên quan đến trách nhiệm nghề nghiệp của các kế toán viên.

B

Bảo hiểm trọn đời

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

B

Bảo hiểm tử kỳ

Là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

B

Bảo tức

là khoản lãi chia (không đảm bảo) được thông báo cho Bên mua bảo hiểm vào mỗi năm dương lịch. Bảo tức được thông báo hàng năm, nếu có, là khoản tiền mà Người nhận quyền lợi bảo hiểm sẽ chỉ nhận được toàn bộ khi DNBH chi trả quyền lợi bảo hiểm theo Quy tắc, Điều khoản này.

B

Bất khả kháng

Trường hợp bất ngờ xảy ra mà người có nghĩa vụ trong một quan hệ hợp đồng không thể lường trước được và không thể khắc phục được, làm cho người đó không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình, thí dụ: thiên tai (như động đất, bão...), chiến tranh, đình công, nổi loạn,v.v

B

Bên được chuyển nhượng

Là cá nhân hoặc tổ chức được Bên mua Bảo hiểm chuyển nhượng toàn bộ Hợp đồng Bảo hiểm theo các điều khoản hoặc quy định tại Hợp đồng Bảo hiểm và quy định của pháp luật tại thời điểm chuyển nhượng.

B

Bên mua bảo hiểm

Là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.

B

Bên mua bảo hiểm (trong bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư)

Là các tổ chức, cá nhân sau đây: a) Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng). b)Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng). c) Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).

B

Bên mua bảo hiểm (trong bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc)

Là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

B

Bên thứ ba (đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới)

Là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau: a. Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó; b. Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó; c. Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

B

Bên thứ ba (trong bảo hiểm bắt buộc trong công việc bức xạ)

Là người bị thiệt hại về kinh tế, tài sản, tính mạng hoặc tổn thương bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể do sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân gây ra trừ bên mua bảo hiểm.

B

Bên thứ ba (trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng)

Là bên bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản có liên quan đến việc thiết kế xây dựng, khảo sát xây dựng, trừ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.

B

Bệnh bẩm sinh

Là bất kỳ bệnh nào được hình thành trên thai nhi trong quá trình mang thai của người mẹ dưới tác động của yếu tố môi trường lên sự phát triển của thai nhi và có thể được cơ quan y tế mô tả dưới nhiều tên gọi khác nhau như “bệnh bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, khuyết tật bẩm sinh và bất thường của Nhiễm sắc thể”. Việc xác định tình trạng bệnh bẩm sinh phải do bác sỹ thực hiện.

B

Bệnh có sẵn

là tình trạng bệnh tật hoặc thương tật của Người được bảo hiểm đã được Bác sĩ khám, chẩn đoán hoặc điều trị trước Ngày hiệu lực hợp đồng hoặc Ngày khôi phục hiệu lực hợp đồng. Hồ sơ y tế, tình trạng tiền sử bệnh được lưu giữ tại bệnh viện/cơ sở y tế được thành lập hợp pháp hoặc các thông tin do Người được bảo hiểm tự kê khai được xem là bằng chứng đầy đủ và hợp pháp về bệnh có sẵn

B

Bệnh di truyền

Là bất kỳ bệnh nào xuất hiện ở những người có cùng huyết thống hay sự chuyển những bệnh lý của bố, mẹ cho con cái thông qua gen của bố, mẹ và/hoặc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác trong những người có cùng huyết thống. Việc xác định bệnh di truyền phải do bác sỹ thực hiện.

B

Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

B

Bệnh nghề nghiệp (trong bảo hiểm bắt buộc bảo hiểm nghề nghiệp công việc bức xạ)

Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của công việc bức xạ đối với người lao động.

B

Bệnh nhân ngoại trú

Người được chăm sóc về y tế, nhưng không cần phải nằm viện.

B

Bệnh viện công lập

Bệnh viện công lập là tổ chức do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn khám chữa bệnh.

B

Bệnh viện/cơ sở y tế

Là một cơ sở khám và điều trị bệnh hợp pháp được nhà nước công nhận và: - Có khả năng và phương tiện chẩn đoán bệnh, điều trị và phẫu thuật. - Có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị nội trú, ngoại trú và có hệ thống theo dõi sức khoẻ hàng ngày cho các bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú. - Không phải là nơi để an dưỡng phục hồi sức khỏe hoặc là một nơi đặc biệt chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho người già, dưỡng lão hoặc giúp đỡ cai nghiện rượu, thuốc phiện, ma tuý hoặc để điều trị rối loạn tâm thần, điều trị bệnh phong hoặc là nơi điều trị suối khoáng, xông hơi, massage.

B

Bệnh/thương tật có sẵn

Là bệnh hoặc thương tật có từ trước ngày bắt đầu được nhận bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và là bệnh/thương tật mà Người được bảo hiểm: a. Đã phải điều trị trong vòng 03 năm gần đây. b. Là bất cứ tình trạng sức khỏe đã được chẩn đoán; triệu chứng bệnh/thương tật đã xảy ra/xuất hiện trước ngày ký hợp đồng mà Người được bảo hiểm đã biết hoặc ý thức được cho dù Người được bảo hiểm có thực sự khám, điều trị hay không.

B

Biến chứng thai sản

Là tình trạng bất thường của bào thai, biến chứng do nguyên nhân tai nạn hoặc bệnh lý phát sinh trong quá trình mang thai của Người được bảo hiểm (nhưng không liên quan đến việc điều trị vô sinh, sinh non, sinh nở) phải điều trị theo chỉ định của bác sỹ.

B

Bộ phận giả

Là các bộ phận/thiết bị/chất liệu được làm giả để thay thế cho các bộ phận của cơ thể bao gồm những danh mục liệt kê dưới đây và/hoặc các danh mục được liệt kê trong Sửa đổi bổ sung như là một bộ phận đính kèm của Quy tắc/Hợp đồng bảo hiểm như răng giả, chân tay giả, thủy tinh thể giả.

C

C

Các bộ phận/thiết bị y tế hỗ trợ điều trị/

Là các bộ phận/thiết bị/dụng cụ y tế: - Được đặt/cấy/trồng vào bất cứ một bộ phận nào của cơ thể để hỗ trợ cho chức năng hoạt động của bộ phận đó, bao gồm những danh mục liệt kê dưới đây và/hoặc các danh mục được liệt kê trong Sửa đổi bổ sung như là một bộ phận đính kèm của Quy tắc/Hợp đồng bảo hiểm như stent, van tim, bóng nong, đĩa đệm, nẹp, vis, chốt treo, máy tạo nhịp tim. - Có tính chất đặc thù, chỉ sử dụng riêng cho từng loại hình điều trị hoặc phẫu thuật, sử dụng một lần và không khấu hao, bao gồm những danh mục liệt kê dưới đây và/hoặc các danh mục được liệt kê trong Sửa đổi bổ sung như là một bộ phận đính kèm của Quy tắc/Hợp đồng bảo hiểm như dao cắt sụn, lưỡi bào, dao cắt gan siêu âm, dao cắt trĩ theo phương pháp Longo, rọ tán sỏi trong phẫu thuật lấy sỏi. - Bên ngoài cơ thể có tác dụng hỗ trợ chức năng vận động hoặc các chức năng khác của cơ thể bao gồm những danh mục liệt kê dưới đây và/hoặc các danh mục được liệt kê trong Sửa đổi bổ sung như là một bộ phận đính kèm của Quy tắc/ Hợp đồng bảo hiểm như nạng, nẹp, xe lăn, thiết bị trợ thính, kính thuốc, máy hỗ trợ tim. - Các dụng cụ chỉnh hình mang tính chất thẩm mỹ khác.

C

Các điều khoản bảo hiểm bổ sung

Là các điều khoản mở rộng hoặc giảm bớt phạm vi bảo hiểm được quy định trong HĐBH và/hoặc GCNBH.

C

Cam kết tuyệt đối về khả năng đi biển

Là một cam kết phải thực hiện nghiêm chỉnh. Cam kết tuyệt đối về khả năng đi biển của tàu có nghĩa là tàu phải có đủ khả năng đi biển về mọi phương diện khi bắt đầu chuyến hành trình và chủ tàu cũng không thể trốn tránh trách nhiệm ngay cả trong trường hợp yếu tố không đủ khả năng đi biển của tàu nằm ngoài sự kiểm soát của chủ tàu

C

Cấy ghép nội tạng

Là việc phẫu thuật để cấy ghép các cơ quan như tim, phổi, gan, tuyến tụy, thận, bao gồm cả tủy xương cho Người được bảo hiểm tiến hành tại một bệnh viện bởi một bác sỹ có bằng cấp được phép thực hiện loại phẫu thuật này. Các chi phí mua cơ quan cấy ghép và toàn bộ các chi phí phát sinh cho người hiến bộ phận cơ thể không được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này.

C

Cháy

Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác

C

Chăm sóc dự phòng

Chương trình chăm sóc sức khoẻ nhằm phòng ngừa và giảm bớt bệnh tật bằng cách cung cấp các dịch vụ như khám sức khoẻ thường xuyên. Sự chăm sóc này khác với sự chăm sóc mang tích chất chữa bệnh chỉ xảy ra khi bị mắc bệnh.

C

Chẩn đoán Bệnh hiểm nghèo

là chẩn đoán xác định về 1 hay nhiều Bệnh hiểm nghèo được thực hiện bởi Bác sĩ làm việc trong Bệnh viện dựa trên các kết quả xét nghiệm hay bằng chứng y khoa .

C

Chi phí bảo hiểm nhân thọ

Số tiền trả cho người bảo hiểm. Việc xác định chi phí thực tế (không phải là giá phải trả) của một đơn bảo hiểm nhân thọ đã được thảo luận một cách rộng rãi trong nhiều năm trong giới bảo hiểm nhân thọ và những người tiêu dùng. Phương pháp truyền thống hoặc chi phí ròng (theo đó được cộng vào phí bảo hiểm của một đơn bảo hiểm, và trừ đi lãi chia nếu có và giá trị giải ước) không xem xét giá trị theo thời gian của tiền.

C

Chi phí điều trị sau khi xuất viện

Là các chi phí y tế phát sinh theo chỉ định của bác sỹ ngay khi Người được bảo hiểm xuất viện và có liên quan trực tiếp đến đợt điều trị nội trú trước đó. Các chi phí này bao gồm chi phí khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vật tư y tế và thuốc phát sinh trong vòng n ngày ( n: số ngày tùy thuộc mỗi công ty bảo hiểm quy định khác nhau) kể từ ngày Người được bảo hiểm xuất viện.

C

Chi phí điều trị trước khi nhập viện

Là các chi phí khám, kiểm tra, siêu âm, chụp chiếu, xét nghiệm cơ bản và tiền thuốc theo chỉ định của bác sỹ, liên quan trực tiếp đến bệnh/thương tật cần phải nhập viện và cần theo dõi, chỉ được chấp nhận một lần gần nhất được thực hiện trong vòng 30 ngày trước khi nhập viện.

C

Chi phí giành dịch vụ

Chi phí để có được dịch vụ mới, bao gồm hoa hồng đại lý, chi phí khai thác, chi phí lập báo cáo về y tế và tín dụng, các dịch vụ nhằm hỗ trợ bán hàng và tiếp thị.

C

Chi phí y tế hợp lý

Các chi phí y tế phát sinh cần thiết hợp lý và chỉ liên quan đến việc điều trị y tế của Người được bảo hiểm trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, tai nạn, biến chứng thai sản theo chỉ định của bác sỹ thuộc phạm vi bảo hiểm.

C

Chủ đầu tư

Là chủ đầu tư xây dựng hoặc nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng).

C

Chủ đầu tư xây dựng

Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp (trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 119/2015/NĐ-CP).

C

Chủ xe cơ giới (tổ chức, cá nhân)

Là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.

C

Chức năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm

Khả năng tự thay quần áo, tự mang vào hay tháo ra những thiết bị trợ giúp như vòng đai, các chi giả.  Khả năng tự di chuyển từ nơi này qua nơi khác trong nhà và trên bề mặt phẳng.  Khả năng tự di chuyển ra khỏi giường, ghế dựa hoặc xe lăn và ngược lại.  Khả năng tiểu tiện và đại tiện tự chủ  Khả năng tự đưa thức ăn đã làm sẵn từ bát, đĩa vào miệng  Khả năng tự tắm rửa, vệ sinh cá nhân

C

Còn sống

Thuật ngữ dùng trong bảo hiểm nhân thọ, để miêu tả các quyền lợi được hưởng khi còn sống theo một đơn bảo hiểm nhân thọ, như tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng trả cho người được bảo hiểm.

C

Cố vấn bảo hiểm cao cấp

Học vị chuyên môn phong cho người đỗ được ba kỳ thi quốc gia của Học viện bảo hiểm Mỹ (Insurance Institute of America - IIA). Các kỳ thi kiểm tra các ngành học chuyên môn như:kinh doanh bảo hiểm (bán bảo hiểm, nhận biết nguy cơ rủi ro, trách nhiệm pháp lý, bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm thương mại); kinh doanh bảo hiểm tài sản và trách nhiệm; hoạt động đại lý và quản lý bán bảo hiểm. Khoá học này dành cho những người chuyên trách kinh doanh.

C

Công trình trong thời gian xây dựng

Là công trình xây dựng quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật xây dựng.

C

Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

là các cơ sở được quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐCP.

D

D

Di chứng thần kinh vĩnh viễn

là triệu chứng của mất chức năng hệ thần kinh được phát hiện trên khám lâm sàng và dự đoán kéo dài suốt cuộc đời Người được bảo hiểm. Triệu chứng bao gồm: yếu, liệt, loạn vận ngôn, mất khả năng nói, giảm thị lực, khó đi lại, khó phối hợp, co giật, trạng thái thờ ơ, mê sảng, và hôn mê.

D

Dịch vụ vận chuyển cấp cứu

Là việc sử dụng xe cứu thương hoặc phương tiện vận chuyển khác (không phải là dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không) trong trường hợp Người được bảo hiểm trong tình trạng ốm đau/tai nạn nguy kịch ảnh hưởng đến tính mạng buộc phải đưa người bệnh đến bệnh viện/phòng khám gần nhất hoặc từ bệnh viện này đến bệnh viện khác.

D

Doanh nghiệp bảo hiểm

Là doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành và được phép triển khai bảo hiểm trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

D

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đ

Đ

Đại lý bảo hiểm

Là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đ

Điều khoản loại trừ hàng không

Một điều khoản loại trừ thông thường trong các đơn bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm chết do tai nạn (bảo hiểm bồi thường gấp đôi Số tiền bảo hiểm). Theo điều khoản này, bảo hiểm sẽ không bồi thường tai nạn máy bay, trừ khi người được bảo hiểm là hành khách của những chuyến bay dân dụng thường kì. Ví dụ: nếu người được bảo hiểm là hành khách bị chết trong một vụ tai nạn máy bay của cá nhân, sẽ áp dụng điều khoản loại trừ tai nạn hàng không này và người hưởng quyền lợi bảo hiểm sẽ không được nhận tiền bồi thường.

Đ

Điều khoản từ bỏ

Theo điều khoản trong bảo hiểm hàng hải, người được bảo hiểm có quyền từ bỏ tài sản bị tổn thất hay thiệt hại, đồng thời vẫn có quyền khiếu nại đòi Người bảo hiểm bồi thường toàn bộ (theo những điều khoản hạn chế nhất định).

Đ

Điều khoản về chết vì tai nạn

Điều khoản áp dụng trong đơn bảo hiểm nhân thọ quy định nếu người được bảo hiểm bị chết vì tai nạn, ngoài số tiền bảo hiểm tử vong, người thụ hưởng còn được hưởng thêm những quyền lợi khác. Trong trường hợp bảo hiểm gấp đôi, người thụ hưởng được nhận gấp đôi số tiền bảo hiểm; trong trường hợp bảo hiểm gấp ba, người thụ hưởng được nhận gấp ba số tiền bảo hiểm. Các trường hợp chết bất ngờ vì chiến tranh, vì các hành động bất hợp pháp và tai nạn hàng không (trừ trường hợp là hành khách trên chuyến bay định kỳ) thường bị loại trừ. Điều khoản này thường có quy định giới hạn về thời gian và tuổi, chẳng hạn như người được bảo hiểm chết trong vòng 90 ngày kể từ khi xảy ra tai nạn và ở độ tuổi từ 60 trở xuống.

Đ

Điều khoản về phụ tùng

Điều khoản này có liên quan tới bảo hiểm xe cơ giới. Người bảo hiểm sẽ không bồi thường tổn thất của các bộ phận và/hoặc phụ tùng tháo rời hoặc thay thế trừ khi bị mất hay bị mất cắp cùng với toàn bộ chiếc xe.

Đ

Điều trị cấp cứu

Là việc điều trị khẩn cấp tại cơ sở y tế trong vòng 24h sau khi có tai nạn hoặc triệu chứng ốm đau/bệnh tật có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe cần thiết phải điều trị khẩn cấp tại phòng cấp cứu và hồ sơ có dấu xác nhận cấp cứu của cơ sở y tế. Trường hợp điều trị tại phòng cấp cứu chỉ vì lý do ngoài giờ phục vụ của phòng khám/ bệnh viện thì được coi là điều trị ngoại trú.

Đ

Điều trị ngoại trú

Là việc điều trị y tế tại một cơ sở y tế/bệnh viện/phòng khám như định nghĩa nhưng không nhập viện điều trị nội trú. Các trường hợp điều trị trong ngày, phẫu thuật/tiểu phẫu/nội soi chẩn đoán bệnh trong ngày được giải quyết theo quyền lợi điều trị ngoại trú.

Đ

Điều trị phục hồi chức năng

Là phương pháp điều trị nhằm mục đích khôi phục lại tình trạng bình thường và/hay chức năng sau tổn thương cấp tính hoặc do bệnh kể từ khi người bệnh được bác sĩ chỉ định chuyển sang điều trị tại chuyên khoa phục hồi chức năng.

Đ

Điều trị y tế

Là việc phẫu thuật, điều trị hoặc chữa trị theo chỉ định của bác sỹ với mục đích duy nhất là chữa trị hoặc làm giảm nhẹ tình trạng bệnh tật/thương tật.

Đ

Đồng chi trả

Đồng chi trả là số tiền theo tỷ lệ mà Công ty bảo hiểm, Người được bảo hiểm cùng chi trả khi phát sinh chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm của Quy tắc bảo hiểm. Đồng chi trả được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số tiền chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trên các mức giới hạn phụ của quyền lợi ngoại trú (hoặc nội trú) tùy theo mức nào thấp hơn thì được áp dụng. Giới hạn chi phí được bảo hiểm sau khi đồng chi trả tối đa bằng giới hạn của mục quyền lợi trong Bảng quyền lợi bảo hiểm.

Đ

Đơn bảo hiểm

Hợp đồng bằng văn bản giữa Người được bảo hiểm và một công ty bảo hiểm quy định rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên

Đ

Đơn bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp thanh toán nhanh

Quyền lựa chọn trong đơn bảo hiểm nhân thọ theo đó có thể dùng các khoản lãi chia đã được cộng dồn để đáo hạn đơn bảo hiểm như đơn bảo hiểm hỗn hợp.

Đ

Đơn vị của quỹ liên kết đơn vị

Là tài sản của quỹ liên kết đơn vị được chia thành nhiều phần bằng nhau.

Đ

Đơn vị tích luỹ

Đơn vị tính tiền lãi mà Người tham gia bảo hiểm được hưởng theo Đơn bảo hiểm niên kim biến đổi trước ngày chi trả niên kim. Đơn vị tính này tương tự như đơn vị tính trong quỹ tương hỗ.

Đ

Đưa công trình xây dựng vào sử dụng

Là việc đưa công trình xây dựng vào vận hành, khai thác.

G

G

Giá bán (trong bảo hiểm liên kết đơn vị)

Là giá một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị khi doanh nghiệp bảo hiểm bán cho bên mua bảo hiểm.

G

Giá mua (trong bảo hiểm liên kết đơn vị)

Là giá một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị khi doanh nghiệp bảo hiểm mua của bên mua bảo hiểm.

G

Giá trị của khoản tiền vay

Số tiền mà người sở hữu đơn bảo hiểm có thể vay từ giá trị giải ước của một đơn bảo hiểm trọn đời.

G

Giá trị đơn vị tích luỹ

Giá trị của từng đơn vị tích luỹ vào cuối từng giai đoạn định giá của niên kim biến đổi. Giá trị này tương tự như giá trị tài sản ròng trong quỹ tương hỗ.

G

Giá trị hoàn lại/ giá trị giải ước

Là số tiền mà Bên mua bảo hiểm sẽ nhận lại, nếu có, khi có yêu cầu chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn. Hợp đồng bảo hiểm có Giá trị hoàn lại sau khi Bên mua bảo hiểm đã đóng đủ Phí bảo hiểm cho 24 (hai mươi bốn) tháng hợp đồng đầu tiên và Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực sau 2 (hai) Năm hợp đồng đầu tiên. Giá trị hoàn lại đã bao gồm giá trị hiện tại của Bảo tức, nếu có. Giá trị hoàn lại sẽ được tính phù hợp với cơ sở kỹ thuật đã được Bộ Tài chính phê chuẩn. Giá trị hoàn lại ước tính vào Ngày kỷ niệm năm hợp đồng hàng năm được trình bày tại Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm.

G

Giá trị tiền mặt thực tế

Chi phí về tài sản mới thay thế tài sản bị hư hỏng hay phá huỷ trừ đi khấu hao và hao mòn vô hình.

G

Giấy chứng nhận bảo hiểm đính kèm

Khi cần có sự thỏa thuận của Người bảo hiểm về việc thay đổi, sửa đổi hoặc bổ sung giấy chứng nhận bảo hiểm gốc, thoả thuận này phải được cung cấp cho Người bảo hiểm dưới hình thức giấy chứng nhận bảo hiểm đính kèm, kèm theo giấy chứng nhận bảo hiểm gốc.

G

Giấy chứng nhận bảo hiểm vật chất xe ô tô

Là bằng chứng của việc ký kết HĐBH giữa Chủ xe và DNBH, được điều chỉnh theo Luật kinh doanh bảo hiểm và quy tắc này.

G

Giấy chứng nhận bảo hiểm:

là bảng liệt kê các chi tiết của Hợp đồng bảo hiểm và là bằng chứng của việc giao kết Hợp đồng bảo hiểm.

G

Giấy chứng nhận sức khoẻ

Văn bản xuất trình cho công ty bảo hiểm kèm theo giấy yêu cầu khôi phục hiệu lực của đơn bảo hiểm đã mất hiệu lực. Văn bản này xác nhận tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm không có thay đổi gì quan trọng trong thời gian đơn bảo hiểm đó không có hiệu lực.

G

Giới hạn bảo hiểm, Hạn mức bảo hiểm

Các điểm loại trừ bảo hiểm và các giới hạn bảo hiểm, đó là số tiền bảo hiểm tối đa có được trong một đơn bảo hiểm.

G

Giới hạn độ tuổi

Tuổi tối đa của người yêu cầu bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ nhận bảo hiểm hoặc tiếp tục nhận bảo hiểm

G

Giới hạn phụ

Là giới hạn bồi thường tối đa cho mỗi hạng mục được quy định chi tiết trong Bảng quyền lợi bảo hiểm. Trong mọi trường hợp, tổng số tiền bồi thường các giới hạn phụ chi tiết không vượt quá Tổng hạn mức quyền lợi bảo hiểm.

H

H

Hạng nhất - A1

Ký hiệu này thường dùng để chỉ chất lượng hạng nhất. Trên thực tế, ký hiệu này có nguồn gốc từ thứ hạng phân cấp tàu cao nhất của Lloyd's Register, có ký hiệu là II100A1 và áp dụng cho tàu biển bằng thép có kết cấu theo đúng các quy định của Lloyd's và được giám định viên của Lloyd's kiểm tra. Tàu được giữ nguyên cấp như thế với điều kiện là tàu duy trì được tiêu chuẩn qua các cuộc kiểm tra định kỳ.

H

Hành động

Là việc thực hiện một hành vi hoặc chức năng. Trong đơn bảo hiểm có loại trừ một số hành động nhất định. Ví dụ, nếu người được bảo hiểm phạm tội nghiêm trọng, người thụ hưởng của họ sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm theo điều khoản tử vong vì tai nạn trong đơn bảo hiểm nhân thọ. Nếu người được bảo hiểm cố ý phá hoại tài sản được bảo hiểm của mình hoặc thuê bất kỳ người nào thực hiện hành động đó, những tổn thất do những hành động này gây ra sẽ không được bồi thường theo đơn bảo hiểm.

H

Hành khách

Là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự.

H

Hành vi vi phạm pháp luật

là hành vi của 1 cá nhân có lợi ích liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm, bao gồm - việc tham gia hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật mà luật hình sự qui định là tội phạm, hoặc - việc sử dụng rượu, bia vượt quá nồng độ cồn cho phép trong qui định là tội phạm, khi điều khiển phương tiện giao thông theo quy định của pháp luật, hoặc - việc sử dụng chất ma túy, trừ trường hợp có sự chỉ định của Bác sĩ.

H

Hệ thống bảo lãnh viện phí

Là hệ thống các cơ sở y tế có ký kết thỏa thuận cung cấp dịch vụ bảo lãnh với DN Bảo hiểm. Người được bảo hiểm khi khám và điều trị tại những cơ sở này sẽ được DN Bảo hiểm bảo lãnh thanh toán các chi phí phát sinh thuộc phạm vi bảo hiểm và theo hạn mức quy định trong Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm. Người được bảo hiểm phải tự chi trả cho những chi phí vượt quá Mức trách nhiệm đã tham gia trong Quy tắc bảo hiểm tại thời điểm điều trị.

H

Hoạt động đại lý bảo hiểm

Là hoạt động giới thiệu, chào bán bảo hiểm, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm và các công việc khác nhằm thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

H

Hoạt động môi giới bảo hiểm

Là việc cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về sản phẩm bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và các công việc liên quan đến việc đàm phán, thu xếp và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

H

Hội viên bảo hiểm Hoàng Gia

Là một chức danh nghề nghiệp do Hiệp hội Bảo hiểm Hoàng Gia phong cho những thí sinh thi đỗ. Mọi thí sinh dự thi đều phải xuất trình cho Hội đồng Thi giấy chứng nhận khả năng học vấn đạt yêu cầu. Hội viên cũng có thể thi để có chức danh Hội viên cao cấp (Fellow).

H

Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

H

Hợp đồng bảo hiểm định sẵn

Hợp đồng bảo hiểm do một công ty bảo hiểm soạn thảo và được đưa ra chào những người được bảo hiểm tiềm năng trên cơ sở chấp nhận hoặc không chấp nhận. Nếu người được bảo hiểm hiểu sai hợp đồng đó, toà án sẽ xét xử có lợi cho người được bảo hiểm bởi vì người được bảo hiểm không phải là người soạn thảo bản hợp đồng đó. Mọi hợp đồng bảo hiểm đều được các toà án xếp vào loại hợp đồng định sẵn.

H

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

H

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị

Là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

H

Hợp đồng bảo hiểm trùng

Là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

H

Hợp đồng bảo hiểm vật chất xe ô tô

Là sự thoả thuận giữa Bên mua bảo hiểm với DNBH và được lập thành văn bản, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

K

K

Khai báo

Việc Người được bảo hiểm khai báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm về những thông tin mà Người bảo hiểm yêu cầu, để đánh giá rủi ro dẫn đến tổn thất.

K

Khai báo gian lận

Sự khai báo không trung thực nhằm thuyết phục công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho người yêu cầu bảo hiểm. Nếu biết được sự thật, công ty bảo hiểm có thể không chấp nhận yêu cầu bảo hiểm. Sự khai báo không trung thực là nguyên nhân để công ty bảo hiểm tài sản và trách nhiệm có thể huỷ bỏ đơn bảo hiểm bất cứ lúc nào. Mặt khác, công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ có thể huỷ bỏ đơn bảo hiểm do rủi ro khai báo gian lận trong 2 năm đầu; sau thời hạn đó, được áp dụng Điều khoản về quyền lợi không thể tước bỏ.

K

Khấu hao luỹ thoái

Phương pháp tính số tiền khấu hao tài sản trong những năm đầu tăng nhiều hơn những năm sau, nhằm trì hoãn một cách hợp pháp việc đóng thuế, nhờ đó doanh nghiệp giữ lại những khoản tiền cần thiết để mở rộng kinh doanh.

K

Khiếu nại đòi bồi thường.

Khiếu nại đòi bồi thường tổn thất bộ phận. Các khiếu nại này được tính trên cơ sở tỷ lệ giảm giá trị của hàng hoá hoặc chi phí sửa chữa thân tàu hợp lý.

K

Khoản giảm thu nhập đầu tư

là số tiền thu nhập từ hoạt động đầu tư bị giảm vì tạm ứng từ Giá trị hoàn lại hoặc do Bên mua bảo hiểm chưa đóng Phí bảo hiểm trong thời gian Hợp đồng bảo hiểm tạm thời mất hiệu lực. Khoản giảm thu nhập đầu tư được tính bằng phần trăm của số tiền tạm ứng từ Giá trị hoàn lại dựa trên lãi suất kỹ thuật hoặc số tiền Phí bảo hiểm chậm đóng và thời gian chậm đóng

K

Kinh doanh bảo hiểm

Là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

K

Kinh doanh tái bảo hiểm

Là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

L

L

Lãi chia cuối hợp đồng

là khoản lãi chia (không đảm bảo) mà Bên mua bảo hiểm sẽ được chi trả vào Ngày đáo hạn hợp đồng hoặc khi Doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận chi trả Quyền lợi Bệnh hiểm nghèo giai đoạn sau lần thứ hai hoặc Quyền lợi trường hợp tử vong theo Quy tắc, Điều khoản này.

L

Lãi tích lũy

Lãi được hưởng nhưng chưa được trả trong khoảng thời gian nhất định, kể từ khi thanh toán khoản lãi cuối cùng.

L

Lần khám/điều trị

Là một lần người bệnh được bác sỹ thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh hay các thủ thuật thăm dò khác và/hoặc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ tại cùng một cơ sở y tế hợp pháp nhằm mục đích chẩn đoán bệnh/ thương tật và điều trị. - Trường hợp nhiều bác sỹ chuyên khoa cùng hội chẩn trước một người bệnh theo quy chế bệnh viện thì chỉ được tính là một lần khám/điều trị. - Trường hợp người bệnh khám một chuyên khoa nhiều lần trong ngày thì chỉ tính là một lần khám/điều trị. - Trường hợp người bệnh phải khám nhiều chuyên khoa khác dù có chỉ định của bác sỹ trong cùng một cơ sở y tế, trong một ngày thì vẫn chỉ tính là một lần khám/điều trị.

L

Lực tác động bất ngờ

Sự kiện bất ngờ, không lường trước được, nằm ngoài tầm kiểm soát của người được bảo hiểm, dẫn đến thương tổn thân thể.

M

M

Miễn thường không khấu trừ

Qui định rằng các khiếu nại sẽ không được bồi thường, nếu tổn thất thấp hơn một số tiền hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng số tiền bảo hiểm có hiệu lực. Nếu tổn thất vượt quá một số tiền hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường 100% tổn thất.

M

Mức bảo hiểm thoả thuận

Việc chấp thuận bảo hiểm của công ty bảo hiểm đối với các dịch vụ do một đại lý (Agent) hay môi giới (Broker) khai thác, dù rủi ro đó dưới mức tiêu chuẩn. Mục đích của thoả thuận này là tiếp tục thu hút các dịch vụ có khả năng sinh lợi nhuận của đại lý đó.

M

Mức độ nghiêm trọng của tai nạn

Mức độ thiệt hại do tai nạn gây ra, dùng để dự đoán số tiền phải bồi thường, trên cơ sở đó tính phí bảo hiểm phù hợp.

M

Mức khấu trừ

Là số tiền cố định hoặc tỷ lệ phần trăm (%) của số tiền bồi thường bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm

M

Mức miễn thường có khẩu trừ

Là số tiền được ấn định trên Hợp đồng/Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu trong mỗi và mọi vụ tổn thất bộ phận của xe tham gia bảo hiểm vật chất xe tại DNBH.

N

N

Năm hợp đồng:

là khoảng thời gian 1 (một) năm tính từ Ngày hiệu lực hợp đồng cho đến Ngày kỷ niệm năm hợp đồng đầu tiên hoặc bất kỳ năm tiếp theo nào tính từ Ngày kỷ niệm năm hợp đồng gần nhất cho đến Ngày kỷ niệm năm hợp đồng tiếp theo

N

Năm kế toán

Năm kế toán là năm Dương lịch đã ghi phí bảo hiểm vào sổ sách Kế toán, không xem xét đến ngày có hiệu lực bảo hiểm hoặc năm bảo hiểm đã thu phí bảo hiểm. Thuật ngữ này đặc biệt được dùng cho hợp đồng tái bảo hiểm cố định vượt mức bồi thường theo đó phí bảo hiểm được hưởng của một hợp đồng tái bảo hiểm cố định được tính toán theo một tỷ lệ phần trăm trên doanh thu phí bảo hiểm gốc được ghi vào Sổ sách Kế toán của Người nhượng tái bảo hiểm trong năm của thời hạn hợp đồng tái bảo hiểm cố định. Trường hợp áp dụng phương pháp này, phí bảo hiểm được hưởng của hợp đồng tái bảo hiểm cố định được tính toán ngay khi hoàn thành các báo cáo kế toán hàng năm, không cần điều chỉnh thêm. Thuật ngữ này cũng được dùng trong các báo cáo kế toán của các nhà bảo hiểm Lloyd's để xác định doanh thu phí bảo hiểm năm và như vậy duy trì được các nguyên tắc kế toán của các nhà bảo hiểm Lloyd's.

N

Nằm viện

Là việc bệnh nhân phải lưu trú tại bệnh viện ít nhất là 24 giờ để điều trị. Trong trường hợp bệnh viện không cấp được Giấy nhập viện hoặc xuất viện, hồ sơ y tế hoặc hóa đơn thanh toán thể hiện rõ thời gian điều trị sẽ được coi như chứng từ thay thế. Đơn vị ngày nằm viện được tính bằng 24h và theo đơn vị giường nằm trong Giấy ra/xuất viện hoặc trong chứng từ viện phí chi tiết. Việc điều trị nội trú chỉ được chấp nhận khi bệnh nhân được thực hiện điều trị tại một bệnh viện như định nghĩa, không phải là phòng khám hay cơ sở điều trị ngoại trú.

N

Ngày

Là ngày làm việc

N

Ngày bắt đầu hoặc chấm dứt đơn bảo hiểm

Thời điểm đặc biệt từ đó hiệu lực của đơn bảo hiểm bắt đầu và chấm dứt.

N

Ngày cấp đơn bảo hiểm/ Ngày cấp giấy chứng nhận bảo hiểm

Ngày mà công ty bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm. Ngày cấp đơn bảo hiểm có thể khác với ngày có hiệu lực của đơn bảo hiểm.

N

Ngày đáo hạn hợp đồng

Là ngày cuối cùng của Thời Hạn Hợp Đồng và được ghi nhận tại Trang Hợp Đồng.

N

Ngày đến hạn đóng phí

Là ngày mà Phí Bảo Hiểm cần phải được đóng đầy đủ theo các điều khoản và điều kiện của Hợp Đồng này.

N

Ngày định giá (trong bảo hiểm liên kết đơn vị)

Là ngày doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành xác định giá mua và giá bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị.

N

Ngày định giá kế tiếp (trong bảo hiểm liên kết đơn vị)

Là ngày định giá ngay sau ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được yêu cầu mua hoặc bán các đơn vị của quỹ liên kết đơn vị từ bên mua bảo hiểm.

N

Ngày hiệu lực bảo hiểm

là ngày Bên mua bảo hiểm hoàn tất Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm và đóng đầy đủ Phí bảo hiểm ban đầu theo quy định của Doanh nghiệp bảo hiểm, với điều kiện Bên mua bảo hiểm và Người được bảo hiểm vẫn còn sống vào thời điểm Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm được Prudential chấp thuận, nếu không được quy định khác. Ngày hiệu lực hợp đồng được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

N

Ngày kỷ niệm hợp đồng

Là ngày kỷ niệm tương ứng hàng năm của Ngày Hiệu Lực Hợp Đồng trong suốt Thời Hạn Hợp Đồng. Nếu năm không có ngày này thì ngày cuối cùng của tháng đó sẽ là Ngày Kỷ Niệm Hợp Đồng.

N

Người bảo hiểm chủ động

Là nhân viên của một hãng đại lý bảo hiểm có địa điểm làm việc tại Phòng giao dịch bảo hiểm ở Lloyd's. Nhân viên này được uỷ quyền tiến hành giao dịch, ký kết các hợp đồng bảo hiểm thay mặt cho các thành viên của nghiệp đoàn mình đại diện.

N

Người được bảo hiểm

Là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.

N

Người được bảo hiểm (trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng)

Là các tổ chức, cá nhân sau đây: a) Chủ đầu tư xây dựng, nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng(nhà thầu chính và nhà thầu phụ), các tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích liên quan đến công trình trong thời gian xây dựng (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng). b) Nhà thầu tư vấn, các tổ chức, cá nhân khác tham gia vào công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng). c) Nhà thầu thi công xây dựng, bao gồm nhà thầu chính và nhà thầu phụ (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).

N

Người giám hộ

Người có trách nhiệm pháp lý chăm sóc (những) người không thể kiểm soát được những việc làm của chính mình.

N

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

Là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh gồm: a) Bác sỹ, y sỹ. b) Điều dưỡng viên. c) Hộ sinh viên. d) Kỹ thuật viên. đ) Lương y. e) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền

N

Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Là người hành nghề trong biên chế, người hành nghề có hợp đồng lao động, người hành nghề được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mời từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đến hỗ trợ chuyên môn.

N

Người lao động

Là các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động.

N

Người phụ thuộc

Là con của Người được bảo hiểm theo luật pháp có độ tuổi từ 15 ngày tuổi đến 18 tuổi hoặc 24 tuổi nếu đang theo học các khóa học dài hạn và chưa kết hôn, kể từ ngày có hiệu lực bảo hiểm hoặc ngày tái tục bảo hiểm tiếp theo. Tất cả những người phụ thuộc phải có tên trong Danh sách yêu cầu được bảo hiểm.

N

Người thụ hưởng

Là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.

N

Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng (trong bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng)

Là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 329/2016/TT-BTC.

N

Nhà thầu tư vấn

Là nhà thầu tư vấn khảo sát xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

N

Nổ

Là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ: a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm. b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu).

Ố

Ố

Ốm đau, bệnh tật

Là tình trạng cơ thể có dấu hiệu của một bệnh lý khác với tình trạng sức khỏe bình thường được biểu hiện bằng các triệu chứng hay hội chứng có chẩn đoán của Bác sỹ.

P

P

Phạm vi lãnh thổ

Quy tắc bảo hiểm này cung cấp bảo hiểm trong trường hợp bị tai nạn/ốm đau và những chi phí y tế liên quan phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam ngoại trừ có những quy định khác trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc phụ lục.

P

Phẫu thuật

Là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc bệnh tật được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có bằng cấp thông qua những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng thiết bị y tế trong bệnh viện bao gồm những danh mục liệt kê dưới đây và/hoặc các danh mục được liệt kê trong Sửa đổi bổ sung như là một bộ phận đính kèm của Quy tắc/Hợp đồng bảo hiểm như mổ phanh, mổ nội soi, mổ bằng tia laser. Phẫu thuật bao gồm 02 loại: - Phẫu thuật nội trú: là hình thức bệnh nhân sau phẫu thuật cần phải lưu trú tại bệnh viện ít nhất 24h. - Phẫu thuật ngoại trú: là hình thức bệnh nhân sau phẫu thuật chỉ lưu trú tại bệnh viện dưới 24h.

P

Phí ban đầu

Là phí được khấu trừ từ Phí bảo hiểm định kỳ và Phí Bảo hiểm đóng thêm trước khi phân bổ vào giá trị Tài khoản Hợp đồng.

P

Phí bảo hiểm

Là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

P

Phí bảo hiểm

Là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

P

Phí bảo hiểm ban đầu

là khoản phí được khấu trừ từ Phí Bảo Hiểm Cơ Bản và Phí Bảo Hiểm Đóng Thêm trước khi phân bổ vào (các) Quỹ

P

Phí bảo hiểm chưa sử dụng

Là phần Phí bảo hiểm mà Bên mua Bảo hiểm sẽ được nhận lại khi có yêu cầu chấm dứt hợp đồng theo quy định của Quy tắc bảo hiểm và Điều khoản hợp đồng.

P

Phí bảo hiểm cơ bản:

Là khoản phí của Quyền lợi Bảo hiểm Cơ bản do Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn

P

Phí bảo hiểm đóng thêm

Là khoản phí do Bên mua Bảo hiểm đóng thêm ngoài Phí bảo hiểm Định kỳ cho Hợp đồng bảo hiểm.

P

Phí bảo hiểm đơn kỳ

Là khoản Phí bảo hiểm mà Bên mua Bảo hiểm đóng một lần cho cả Thời hạn Hợp đồng Bảo hiểm.

P

Phí bảo hiểm rủi ro

là khoản phí được khấu trừ hàng tháng để đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm theo quy định của sản phẩm bảo hiểm chính

P

Phí bảo hiểm tăng cường/ Bổ trợ:

Là khoản phí của (các) Quyền lợi Bảo hiểm Tăng cường/ bổ trợ do Bên Mua Bảo Hiểm lựa chọn

P

Phí quản lý hợp đồng

Là khoản phí sẽ được khấu trừ hàng tháng vào Ngày Kỷ niệm tháng hợp đồng từ giá trị tài khoản hợp đồng.

P

Phí quản lý quỹ

Là khoản phí dùng để chi trả cho các hoạt động của Quỹ liên kết chung và sẽ được khấu trừ trước khi công ty công bố lãi suất đầu tư.

P

Phí rút giá trị tài khoản hợp đồng

Là khoản phí phát sinh khi bên mua bảo hiểm yêu cầu rút một phần giá trị tài khoản hợp đồng.

P

Phòng khám

Là cơ sở y tế cung cấp đầy đủ các cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác chẩn đoán/khám và điều trị bệnh nhân theo quy định. Phòng khám phải có Giấy phép hoạt động kinh doanh hợp pháp và chứng chỉ hành nghề của từng cá nhân trong phòng khám. Liên quan đến các chứng từ hóa đơn/biên lai/ phiếu thu chi phí điều trị phát sinh tại phòng khám hợp pháp phải tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính/Tổng cục thuế.

P

Phương thức thanh toán phí bảo hiểm

Tần số thanh toán phí bảo hiểm theo định kỳ hàng háng, hàng quý hoặc hàng năm.

Q

Q

Quỹ liên kết đơn vị

Là quỹ được hình thành từ nguồn phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm đối với các hợp đồng bảo hiểm liên kết đơn vị và là một phần của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.

Q

Quy tắc bảo hiểm vật chất xe ô tô

Là các điều khoản quy định quyền lợi, trách nhiệm của các Chủ xe, lái xe và DNBH trong việc giao kết hợp đồng bảo hiểm

Q

Quy Trình Nghiệp Vụ

là các quy định, điều kiện và cách thức thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm. Quy Trình Nghiệp Vụ được đính kèm theo Hợp Đồng này để tham khảo. Quy Trình Nghiệp Vụ sẽ do Công Ty có toàn quyền xem xét và điều chỉnh vào từng thời điểm, và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm được thông báo trên trang thông tin (website) chính thức của Công Ty.

Q

Quyền chọn thanh toán trước

Điều khoản trong bảo hiểm nhân thọ theo đó người tham gia bảo hiểm có thể sử dụng giá trị giải ước tích luỹ như là số phí nộp một lần để trả đủ phí bảo hiểm hoặc để cho đơn bảo hiểm đáo hạn như là đơn bảo hiểm hỗn hợp.

Q

Quyền hạn thực tế

Những quyền hạn cụ thể được ghi trong hợp đồng do người uỷ nhiệm (công ty bảo hiểm) giao cho đại lý.

Q

Quyền lợi có thể được bảo hiểm

Là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.

Q

Quyền lợi tích luỹ được hưởng

Quyền lợi tăng dần lên hoặc quyền lợi được cộng thêm vào quyền lợi chính được hưởng trong bảo hiểm nhân thọ.

Q

Quyền lựa chọn bổ sung giá trị giải ước

Đây là một điều khoản về quyền lựa chọn lãi chia theo đó người sở hữu đơn bảo hiểm có thể sử dụng các khoản lãi chia theo đơn bảo hiểm dự phần để bổ sung vào giá trị giải ước.

S

S

Sản Phẩm Bảo Hiểm Bổ Trợ

là các sản phẩm bảo hiểm có thể được gắn kèm sản phẩm bảo hiểm chính theo quy định của Công Ty. Sản Phẩm Bảo Hiểm Bổ Trợ được ghi rõ trong Trang Hợp Đồng hay (các) Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng (nếu có).

S

Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

S

Số tiền tích luỹ

Số tiền hình thành từ các khoản đầu tư gốc theo một tỉ lệ lãi suất đã được ấn định.

S

Sự chấp nhận

Là sự đồng ý với yêu cầu được đưa ra theo luật hợp đồng, để trên cơ sở đó hình thành một hợp đồng. Đối với các hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường chấp nhận bảo hiểm rủi ro bằng cách cấp đơn bảo hiểm để nhận một khoản phí bảo hiểm của người yêu cầu bảo hiểm.

S

Sự cố bức xạ và sự cố hạt nhân

Sự cố bức xạ là tình trạng mất an toàn bức xạ và mất an ninh đối với nguồn phóng xạ; sự cố hạt nhân là tình trạng mất an toàn hạt nhân và mất an ninh đối với vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.

S

Sự cố công trình xây dựng

Là hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép, làm cho công trình xây dựng hoặc kết cấu phụ trợ thi công xây dựng công trình có nguy cơ sập đổ, đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình.

S

Sự kiện bảo hiểm

Là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

S

Sự từ chối bảo hiểm

Việc công ty bảo hiểm từ chối yêu cầu bảo hiểm của một người nào đó.

T

T

Tai nạn

Sự kiện bất ngờ, không lường trước được, nằm ngoài tầm kiểm soát của Người được bảo hiểm và dẫn đến tổn thất. Người được bảo hiểm không cố ý gây ra tổn thất. Tổn thất phải xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên theo định luật xác suất.

T

Tai nạn lao động

Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc bức xạ hoặc có nguyên nhân từ việc thực hiện công việc bức xạ gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động (bao gồm cả bệnh nghề nghiệp) hoặc gây tử vong cho người lao động.

T

Tai nạn trong lúc bốc dỡ hàng

Là tổn thất hoặc hư hỏng của tàu được bảo hiểm do xảy ra tai nạn trong khi bốc, dỡ hoặc di chuyển hàng hoá hoặc lấy nhiên liệu sẽ được bồi thường. Tuy nhiên, Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm nếu tai nạn này là do sự thiếu mẫn cán của Người được bảo hiểm, chủ tàu hoặc người quản lý.

T

Tần số tai nạn

Số lần tai nạn xảy ra, được dùng để dự đoán tổn thất và dựa vào đó để tính phí bảo hiểm phù hợp.

T

Thay đổi về tuổi

Ngày mà theo hợp đồng bảo hiểm, một người nào đó tăng thêm một tuổi. Tuỳ thuộc vào từng công ty bảo hiểm, phương pháp tính phí bảo hiểm đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khoẻ sẽ được tính trên cơ sở tính thêm tuổi bắt đầu từ lần sinh nhật vừa qua hay lần sinh nhật kế tiếp.

T

Thiên tai

Những biến cố thiên nhiên nằm ngoài tầm kiểm soát hay chi phối của con người, ví dụ những thiên tai như động đất, bão và lũ lụt.

T

Thiệt hại bức xạ

Là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố bức xạ gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả.

T

Thiệt hại hạt nhân

Là tổn thất đối với con người, tài sản, môi trường do sự cố hạt nhân gây ra, bao gồm cả chi phí cho khắc phục hậu quả.

T

Thói quen

Hành vi hoặc tính cách của một cá nhân trong cộng đồng. Khi xét nhận giấy yêu cầu bảo hiểm công ty bảo hiểm cũng cần phải xem xét đến một số thói quen cá nhân của người yêu cầu bảo hiểm.

T

Thông báo ngay

Điều khoản trong các đơn bảo hiểm tài sản và trách nhiệm quy định sau khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, của đơn bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo cho công ty bảo hiểm càng sớm càng tốt.

T

Thống kê tai nạn trong năm

Số liệu thống kê về số tiền bồi thường và phí bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn trong 12 tháng. Những số liệu thống kê này cho biết tỷ lệ số phí chi trả bồi thường và từ đó có thể xác định được mức phí bảo hiểm cơ bản phản ánh chi phí bảo hiểm thuần. Đường biểu diễn xu hướng thu được từ bản số liệu thống kê tổn thất này là một công cụ thống kê quan trọng để dự đoán những tổn thất trong tương lai.

T

Thời gian chờ/ thời hạn loại trừ

Là thời gian mà các quyền lợi bảo hiểm có liên quan không được chi trả bảo hiểm bao gồm cả những trường hợp thời điểm phát sinh rủi ro nằm trong thời gian chờ nhưng chi phí phát sinh hoặc hậu quả của đợt điều trị rủi ro này lại kéo dài quá thời gian chờ quy định.

T

Thời gian sử dụng xe

Là khoảng thời gian tính từ tháng đăng ký lần đầu tại Việt Nam đến tháng giao kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với xe nhập khẩu đã qua sử dụng pử nước ngoài, thì thời gian sử dụng tính từ tháng một của năm sản xuất đến tháng giao kết hợp đồng bảo hiểm.

T

Thời hạn bảo hiểm/ Thời hạn hợp đồng

là khoảng thời gian được xác định để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cho tới thời điểm xuất hiện các căn cứ dẫn đến chấm dứt hợp đồng.

T

Thời hạn đóng phí bảo hiểm

là thời hạn đóng phí do khách hàng lựa chọn khi tham gia sản phẩm bảo hiểm. Thời hạn đóng phí bảo hiểm cụ thể của từng hợp đồng bảo hiểm sẽ được quy định trong Giấy Chứng nhận bảo hiểm và không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng của sản phẩm này

T

Thời hạn tích luỹ

Khoảng thời gian người được bảo hiểm niên kim đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm niên kim trong thời gian này phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm niên kim là loại đơn bảo hiểm niên kim thuần tuý hay niên kim hoàn phí.

T

Thuốc kê theo Đơn của bác sỹ

Là những thuốc, dược phẩm được bán và sử dụng theo Đơn của Bác sỹ, theo quy định của pháp luật và không bao gồm thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm, mỹ phẩm, khoáng chất, chế phẩm không nằm trong danh mục thuốc điều trị của Bộ Y tế, thuốc bổ, vitamin. Tuy nhiên, DNBH sẽ xem xét bồi thường thuốc bổ, vitamin tối đa 20% tổng chi phí của cả toa thuốc khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Các loại thuốc bổ và vitamin này được sự chỉ định của Bác sỹ điều trị. - Hỗ trợ cho việc điều trị bệnh/tai nạn. - Trong toa thuốc phải có thuốc điều trị đi kèm

T

Thương tật bộ phận vĩnh viễn

Là các thương tật được liệt kê trong bảng tỷ lệ thương tật hoặc các tổn thương thân thể do tai nạn gây ra làm cho Người được bảo hiểm vĩnh viễn mất đi một phần khả năng lao động do hậu quả của việc bị cắt, mất hoặc mất khả năng sử dụng hoặc liệt một phần cơ thể mà với điều kiện y học hiện tại không có khả năng khắc phục và kéo dài trong vòng 52 tuần liên tục

T

Thương tật thân thể

Thương tật thân thể gây ra trực tiếp bởi tai nạn trong thời hạn bảo hiểm dẫn đến Người được bảo hiểm bị thương tật.

T

Thương tật/tàn tật toàn bộ vĩnh viễn

Là thương tật/tàn tật làm cho Người được bảo hiểm bị cản trở hoàn toàn khi tham gia vào công việc của người đó hay bị mất hoàn toàn khả năng lao động trong bất kỳ loại lao động nào, kéo dài 104 tuần liên tục và không hy vọng vào sự tiến triển của thương tật/tàn tật đó.

T

Tích lũy

Hành động tích góp. Ví dụ, theo một trong những cách lựa chọn về lãi chia trong một đơn bảo hiểm nhân thọ dự phần, các khoản lãi chia có thể được tăng dần do có tính lãi bằng cách để cho công ty bảo hiểm quản lý. Giá trị giải ước của bảo hiểm nhân thọ tăng dần lên theo một tỉ lệ nào đó. Các khoản tín dụng cho các quyền lợi hưu trí được tích luỹ theo một tỉ lệ quy định.

T

Tiền bồi thường

Số tiền công ty bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường những tổn thất đã phát sinh cho Người được bảo hiểm.

T

Tiền phòng và giường

Các chi phí tiền giường nằm điều trị trong một phòng đơn và các khoản chi phí liên quan khác phục vụ cho Người được bảo hiểm điều trị (không chi trả chi phí phòng bao), bao gồm cả phòng chăm sóc đặc biệt và các chi phí chăm sóc y tế cần thiết khác do một y tá có bằng cấp chăm sóc.

T

Tổ chức bảo hiểm tương hỗ

Là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên. Thành viên tổ chức bảo hiểm tương hỗ vừa là chủ sở hữu vừa là bên mua bảo hiểm.

T

Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ

Là tổ chức cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Điều 90 Luật Năng lượng nguyên tử và Điều 13 Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/1/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.

T

Tổn thất bộ phận

Thiệt hại một phần tài sản, không phải thiệt hại toàn bộ; tổn thất chung (với nghĩa là tổn thất bộ phận).

T

Tổn thất toàn bộ thực tế

Là tài sản bị thiệt hại nghiêm trọng tới mức không thể sửa chữa hay thu hồi được do những nguyên nhân như cháy, chìm đắm, bão hoặc mất tích một cách bí ẩn.

T

Tổn thất toàn bộ ước tính

Là tài sản bị thiệt hại nghiêm trọng tới mức chi phí cho việc khôi phục lại có thể cao hơn giá trị được phục hồi lại.

T

Tổng hạn Mức Quyền lợi bảo hiểm/Số tiền bảo hiểm

Là hạn mức quyền lợi bảo hiểm của Bảo hiểm đối với Người được bảo hiểm trong suốt thời hạn bảo hiểm. Hạn mức này được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Bảng quyền lợi bảo hiểm đính kèm Quy tắc này.

T

Trách nhiệm tuyệt đối

Trách nhiệm không có lỗi (Liability without fault), còn được gọi là trách nhiệm không liên quan đến lỗi, hoặc theo thuật ngữ pháp lý là trách nhiệm vô điều kiện (Strict liability). Trách nhiệm tuyệt đối được áp dụng tại một số nước khi một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó có những hành động bị coi là trái với chính sách công cộng, dù hành động đó là vô tình hay cố ý.

T

Trợ cấp bảo hiểm tử vong

Số tiền phải trả theo quy định của đơn bảo hiểm nhân thọ sau khi Người được bảo hiểm chết. Số tiền này bằng số tiền bảo hiểm của đơn bảo hiểm cộng với bất kỳ khoản tiền bảo hiểm bổ sung nào, trừ đi tất cả các khoản tiền vay chưa trả và lãi suất cộng dồn tính trên khoản tiền vay đó.

T

Trợ cấp bệnh viện công

Là khoản tiền trợ cấp trong trường hợp Người được bảo hiểm nằm viện điều trị nội trú do ốm bệnh, tai nạn tại các bệnh viện công lập

T

Trợ cấp thâm niên công tác trước đây

Tiền trợ cấp hưu trí cho người tham gia chương trình trợ cấp hưu trí trong những năm làm việc được công nhận trước đây với người sử dụng lao động trước ngày quy định.

T

Trợ cấp thương tật toàn bộ vĩnh viễn

Trợ cấp thu nhập theo đơn bảo hiểm sức khỏe trong trường hợp mất khả năng sử dụng một số bộ phận thân thể do tai nạn. Đơn bảo hiểm này liệt kê cụ thể các khoản trợ cấp cho mỗi bộ phận của thân thể bị tàn phế.

T

Tuổi được bảo hiểm

Là tuổi của Người được bảo hiểm vào Ngày hiệu lực hợp đồng tính theo ngày sinh nhật vừa qua hoặc Ngày kỷ niệm năm hợp đồng vừa qua. Tất cả các từ “tuổi” sử dụng trong Hợp đồng bảo hiểm này đều được hiểu là “Tuổi bảo hiểm”

T

Từ bỏ và thu hồi

Điều khoản từ bỏ thường được áp dụng trong bảo hiểm hàng hải, không được áp dụng trong các đơn bảo hiểm tài sản khác như Đơn bảo hiểm chủ sở hữu nhà và Đơn bảo hiểm đa rủi ro đặc biệt. Nếu chi phí cứu tàu vượt quá giá trị của tàu, người được bảo hiểm có thể từ bỏ xác tàu. Người được bảo hiểm phải thông báo cho công ty bảo hiểm về ý định từ bỏ tài sản của mình, nhưng công ty bảo hiểm không có trách nhiệm chấp nhận tài sản bị từ bỏ đó.

V

V

Vật lý trị liệu

Là phương pháp phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, các chất đồng vị phóng xạ, xoa bóp, thể dục - thể thao, đi bộ, dưỡng sinh... Quy tắc bảo hiểm này không bảo hiểm các chi phí nhằm mục đích thư giãn, massage, spa, sửa dáng đi.

V

Vật tư tiêu hao, vật tư thay thế thông thường

Là vật tư được sử dụng một lần hoặc nhiều lần nhằm mục đích hỗ trợ cho điều trị và khám chữa bệnh, không lắp đặt vĩnh viễn trong cơ thể, ngoại trừ các trường hợp các vật tư này tự tiêu trong cơ thể hoặc lẽ ra có thể lấy ra khỏi cơ thể mà không ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể nhưng do cơ thể không đào thải nên không cần thiết phải lấy ra.

X

X

Xác Nhận Thay Đổi Hợp Đồng

là văn bản do Công Ty phát hành nhằm mục đích xác nhận các thay đổi có liên quan đến Hợp Đồng.

X

Xe cơ giới

Bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.

Y

Y

Yêu cầu bảo hiểm

Người yêu cầu bảo hiểm sử dụng hình thức văn bản là giấy yêu cầu bảo hiểm để thông báo những thông tin về bản thân họ, bao gồm các thông tin về tài sản và các thông tin về cá nhân họ. Công ty bảo hiểm sử dụng thông báo này và các thông tin bổ sung, như giấy khám sức khoẻ, để quyết định xem có nên bảo hiểm cho rủi ro này hay không. Sự giấu giếm hoặc cung cấp thông tin không đúng có thể tạo lý do cho công ty bảo hiểm huỷ bỏ đơn bảo hiểm đã cấp. Các thông báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm cũng được sử dụng để phân loại người yêu cầu bảo hiểm và quyết định tỷ lệ phí bảo hiểm.

Giới thiệu
  • Giới thiệu về VICS-CORP
  • Ưu đãi
  • Câu hỏi thường gặp
  • Liên hệ
Liên hệ với chúng tôi
  • 0906.060.784 | 1900 9889 65
  • Số 5A/579 đường Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
  • contact@vics-corp.com
Khác
  • Tin tức